Đó chỉ là một trong những nguyên nhân khiến trường nghề gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh đã được các chuyên gia giáo dục và dạy nghề chỉ ra tại hội thảo “Học nghề - phát triển bền vững” vừa được tổ chức tại Long An.
Chương trình học không hấp dẫn
Các ý kiến tại hội thảo cho thấy, mặc dù các địa phương đã đẩy mạnh việc phân luồng học sinh (HS) học nghề sau THCS nhưng kết quả vẫn không khả quan. Nguyên nhân chính khiến HS quay lưng với trường nghề không phải ở chính sách phân luồng mà chương trình đào tạo nghề hiện nay tại các trường chưa hấp dẫn để thu hút người học, chương trình khung còn quá nặng lý thuyết.
Trong khi đó, theo TS Horst Sommer, Giám đốc Chương trình hợp tác Việt - Đức về đào tạo nghề Việt Nam, một trong những nguyên nhân tạo nên tính hấp dẫn trong đào tạo nghề theo mô hình nước Đức là sự tương hợp cao giữa yêu cầu thị trường lao động và bức tranh dạy nghề; sự kết hợp tương đối chặt chẽ giữa lý thuyết, đào tạo trong trường và đào tạo thực hành tại xí nghiệp. Đặc biệt tại Đức không có chương trình khung quốc gia về đào tạo nghề. “Ở Đức, tiêu chuẩn nghề nghiệp không ban hành bởi một bộ, ban, ngành nào mà do các khối đại diện doanh nghiệp, nghề nghiệp quy định” - TS Horst Sommer thông tin.
Tăng cường giáo dục văn hóa nghề
TS Horst Sommer cho rằng chúng ta đã mất quá nhiều thời gian để nghĩ rằng chỉ cần tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao các trang thiết bị dạy nghề thì sẽ cải thiện được bức tranh của các trường nghề mà quên rằng còn cần nhiều yếu tố khác như phải thay chất đội ngũ giáo viên, tăng cường thời gian thực hành cho người học tại các doanh nghiệp, thực hành ở các vị trí sẽ làm việc trong tương lai. “Do vậy, tiêu chí quan trọng nhất khi phía Đức hợp tác với các trường nghề tại Việt Nam là trường đó phải có hợp tác với doanh nghiệp nào đó và cán bộ - giáo viên sử dụng những phương tiện giảng dạy gì” - TS Horst Sommer cho hay.
Xây dựng trung tâm dạy nghề chất lượng cao Theo Tổng cục Dạy nghề, dự án hợp tác Việt - Đức về đào tạo nghề tại Việt Nam sẽ thí điểm xây dựng các trung tâm dạy nghề chất lượng cao, bao gồm giảng dạy một số ngành nghề đạt chuẩn quốc tế. Mô hình đào tạo này đang được thí điểm tại Trường CĐ nghề Lilama. Phía Đức hỗ trợ về kỹ thuật, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, xây dựng module giảng dạy theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra còn hỗ trợ nhà trường xây dựng mạng lưới liên kết quốc tế, hỗ trợ tài chính... |
Bình luận (0)