xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lấy công làm tư là tham nhũng!

NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Nhà vệ sinh được xây tạm bợ, trông rất mong manh, dễ mau xuống cấp và nhất là… nhìn thấy rất kém vệ sinh, lại có giá xây dựng được báo cáo chính thức lên tới 500-600 triệu đồng.

Với số tiền đó, người ta có thể tạo lập một căn nhà mới toanh với tiện nghi tương đối đầy đủ, đạt tiêu chuẩn cấp 4, cho một gia đình nhỏ có thể sống thoải mái, đàng hoàng.

Trước thắc mắc, bức xúc của dư luận, các cơ quan được cho là có trách nhiệm giải trình trong vụ này đã lý giải theo cách của mình: do vốn đối ứng cao; do có sự hiểu lầm khi đọc báo cáo về chi phí xây dựng... Tuy nhiên, nhìn những tấm ảnh chụp mấy nhà vệ sinh được đăng tải trên báo chí, người ta không thể phủ nhận rằng giá trị thực của các “công trình” đó chắc chắn không đến 1/3, 1/4 số tiền đã chi. Sự lãng phí là rõ ràng.

img

Vấn đề là phải xác định tính chất của sự lãng phí này để có thái độ ứng xử cho phù hợp.  Có thể đó là do sự hạn chế năng lực của chủ đầu tư, của nhà thầu chính hoặc của cả hai trong việc tính toán, nắm bắt thông tin giá cả vật tư, nhân công, dịch vụ và rốt cuộc bị động trước những đề nghị giao kèo bất lợi của nhà thầu con, nhà cung cấp. Nhưng cũng không loại trừ khả năng - cũng như đối với bao nhiêu công trình dựa vào đầu tư công - có người này, người nọ đã dùng thủ đoạn luồn lách qua những khe hở của luật pháp, cơ chế để thực hiện mục đích riêng.

Dù trong trường hợp nào, cần xác định trách nhiệm đối với sự tổn thất mà nhà nước, nghĩa là người dân, người đóng thuế đã phải gánh chịu từ những vụ lãng phí như thế. Luật lệ không thiếu ở điểm này: Lấy công làm tư là hành vi tham nhũng, phải bị chế tài về hình sự; cả sự yếu kém về năng lực quản trị, điều hành dẫn đến thất thoát cũng phải được đem ra xem xét và xử lý nghiêm về mặt hành chính hay kỷ luật, chứ không chỉ đơn giản là những bài học để rút kinh nghiệm.

Điều quan trọng là làm thế nào để những vụ việc tương tự không tái diễn, để xã hội và người dân không phải bức xúc, chạnh lòng về tình trạng vô trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng tài sản của nhân dân. Quốc hội đang thảo luận về việc sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Có thể coi vụ này là một trong những tình huống cần giải quyết trong khuôn khổ hoàn thiện luật.

Hẳn sự việc đã không gây tranh cãi, thắc mắc nếu có cơ chế cho phép xác định hợp lý số vốn đầu tư cần bỏ ra để có một công trình được lượng hóa bằng các thông số kỹ thuật cụ thể.  Có thể cơ chế như thế đã có từ lâu và vẫn đang vận hành nhưng thiếu tác dụng ngăn chặn những sự việc tương tự. Chẳng hạn, thiếu một quy định rành mạch dứt khoát của luật, nói rằng mọi thay đổi thiết kế công trình xây dựng về cơ bản, chi phí bị đội lên bất thường đều phải bị coi là vi phạm mục tiêu đã đề ra và được duyệt.
 
Người vi phạm phải khắc phục: sửa chữa công trình theo đúng thiết kế ban đầu, bồi hoàn phần chênh lệch bất thường so với dự toán. Điều quan trọng nữa là người vi phạm phải làm tất cả những việc đó bằng chi phí của mình trong một thời hạn hợp lý, nếu không sẽ chịu những chế tài nặng hơn về hành chính, hình sự.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo