xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Muốn chạy xe buýt, chi 80-100 triệu đồng!

Bài và ảnh: HẢI PHONG

Để được đưa rước học sinh bằng xe buýt ở TP HCM, nhiều người phải bỏ ra từ 80-100 triệu đồng để mua tài. Ngoài ra, họ còn có nguy cơ mất trắng tiền trợ giá

Việc quản lý yếu kém tại liên doanh HTX Vận tải Thành Long - Công ty Vận tải TM-DV Phước Đạt, khiến hàng chục xã viên có nguy cơ mất trắng 50 tỉ đồng tiền trợ giá cho 8 tháng hoạt động xe buýt đưa rước học sinh. Trong khi trước đó, muốn vào HTX, xã viên phải mất từ 80-100 triệu đồng để mua tài.

Bán đất, đổ nợ để vào HTX

Đó là tình cảnh dở khóc dở cười của hàng chục xã viên làm việc cho Công ty Vận tải TM-DV Phước Đạt (Công ty Phước Đạt), đưa rước học sinh tại 55 trường thuộc các quận, huyện: 12, Thủ Đức, Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè… Để có được 156 xe đưa vào hoạt động, rất nhiều xã viên là nông dân phải bán đất, cầm cố giấy tờ nhà, vay ngân hàng để mua xe và mua tài với giá từ 80-100 triệu đồng.

Cầm tờ giấy biên nhận viết tay sơ sài, anh Nguyễn Tài Tâm mếu máo: “Cuối năm 2012, biết anh tôi (Lê Trọng Tuấn) có xe muốn đưa vào Công ty Phước Đạt để đưa rước học sinh, ông Nguyễn Nam Hồng (ngụ quận 12) cho biết muốn đưa 3 xe loại 29-30 chỗ vào chạy phải mua tài với giá 250 triệu đồng. Khi đưa tiền, họ viết cho mấy chữ để làm tin. Đến nay, chạy xe gần 1 năm mà chúng tôi không nhận được một đồng nào từ tiền trợ giá trong khi mỗi tháng phải chi gần 45 triệu đồng để trả tiền xăng dầu, lương cho tài xế...”.

img
Xe đưa rước học sinh Trường THCS Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Ảnh nhỏ: Biên nhận tiền mua tài của anh Lê Trọng Tuấn

Tương tự, bà Nguyễn Thị Anh (ngụ huyện Hóc Môn) cũng phải bỏ ra 150 triệu đồng để mua tài cho 2 xe 29 chỗ đưa rước học sinh Trường Tiểu học Thới Thạnh (huyện Hóc Môn). Khi giao tiền, bà Anh làm việc với ông Nguyễn Ngọc Long (ngụ huyện Củ Chi). Ông Nguyễn Văn Tuấn (huyện Củ Chi) cũng tốn hơn 100 triệu đồng để mua tài cho chiếc xe 50 chỗ đưa rước học sinh trường Tân Xuân (huyện Hóc Môn). “Mỗi tháng chi phí cho xe gần 20 triệu đồng, tôi đã cầm cự hơn 1 năm, bây giờ xe hư không có tiền sửa, tôi phải vay ngân hàng để tái đầu tư” - ông Tuấn than.

Có đường dây mua bán

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về việc các xã viên phải mua tài, ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm HTX Vận tải Thành Long, đơn vị liên doanh hoạt động xe đưa rước học sinh với Công ty Phước Đạt (gọi tắt là liên danh Thành Long - Phước Đạt), cho biết: “Đó là do các nhà xe tự sắp xếp, sang nhượng tài chuyến với nhau, HTX không biết. Chúng tôi chỉ biết khi sau này có một số xã viên nói nhưng HTX cũng không nhận được khiếu nại, kiện cáo gì”. Theo lý giải của ông Phước, việc mua tài bán chuyến có thể do một số chủ xe chạy ở trường này nhưng biết trường khác có nhu cầu nên đến làm việc với hiệu trưởng, sau đó thông báo cho HTX để hướng dẫn nhà trường làm đơn xin xe đưa rước. Các chủ xe này tự tìm chủ xe mới thương thảo với nhau.

Không đồng tình, nhiều xã viên lập luận: Nếu là chủ xe đứng ra bán tài thì chỉ vài trường hợp, tại sao hầu hết xã viên mới vào đều phải mua tài? Thậm chí các xã viên còn vạch ra tên tuổi của nhóm người chuyên đứng ra giao dịch như ở huyện Hóc Môn có nhóm Vịnh “què”, ông Ba Ký; ở quận 12, huyện Củ Chi có ông Sang, ông Nguyễn Ngọc Long, ông Nam Hồng và bà Bùi Thị Nhiện… Phải chăng có hẳn một đường dây chuyên mua bán tài chuyến trong liên doanh HTX Thành Long - Phước Đạt? Trách nhiệm của HTX đến đâu?

Trước những truy vấn trên, ông Phước cho rằng có thể có đầu nậu đứng ra sắp xếp tài chuyến, cần thiết thì cơ quan chức năng cứ điều tra làm rõ. Nhưng việc mở tuyến xe đưa rước học sinh xuất phát từ nhu cầu của nhà trường, trường sẽ gửi văn bản cho địa phương, Sở Giao thông Vận tải TP chứ không phải HTX đứng ra gửi (?!).

Nửa đường gãy gánh

Do tuổi cao, làm nông thất bát, nghe chạy xe buýt đủ sống nên ông Nguyễn Văn Tiền (ngụ huyện Củ Chi) quyết định bán miếng đất ông bà để lại được 500 triệu đồng rồi bỏ ra 200 triệu đồng mua xe, 90 triệu đồng mua tài. “Chạy xe gần 1 năm, không chỉ trắng tay mà hằng tháng tôi còn vay mượn nhiều nơi để đổ dầu, trả lương cho tài xế. Bí quá, tôi vừa kêu bán xe để giải vây nợ” - ông Tiền rầu rĩ.

Cùng cảnh khổ là lão nông Trần Quang Đạo (huyện Hóc Môn). Ông vừa bán tháo 2 chiếc xe 29 chỗ, lỗ gần 100 triệu đồng để trả nợ vay mua xe, mua tài. Còn chị Phạm Thị Hằng buồn bã: “Tôi đang mắc nợ ngân hàng 200 triệu đồng vì vay mua xe, mua tài, hiện rao bán xe với giá rẻ mà chưa ai mua”.

Kỳ tới: Nguy cơ mất 50 tỉ đồng trợ giá

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo