xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng Việt trắc trở đường vào Campuchia

THANH NHÂN

Chưa đến mức không bán được hàng nhưng các đại lý ở Campuchia chỉ lấy số lượng ít hàng Việt Nam, bán hết thì lấy tiếp chứ không nhập với số lượng lớn như trước

 Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Campuchia 7 tháng đầu năm 2013 đạt 1,87 tỉ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng gần đây, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng sang Campuchia sụt giảm do các đại lý, nhà phân phối hạn chế nhập, trữ hàng.
Đồng loạt giảm
Chiếm khoảng 50%-60% thị phần thép tại thị trường Campuchia, các doanh nghiệp (DN) thép Việt Nam cho biết hiện xuất khẩu vào thị trường này đang gặp khó.
 
img
Xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Campuchia qua cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang Ảnh: THỐT NỐT

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Thép Việt, cho biết các năm trước, Thép Việt xuất khẩu sang Campuchia tăng đều khoảng 10%-15%/năm nhưng hiện cầu tiêu dùng ở Campuchia giảm, các đại lý phân phối không dám nhập hàng nhiều để dự trữ. Nếu trước đây, hằng tháng Thép Việt xuất sang Campuchia khoảng 30.000 tấn thép thì tháng vừa rồi, doanh thu giảm mạnh, đến 40%.
 
Không chỉ sắt thép xây dựng mà gần như tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang Campuchia đều gặp khó. Ông Lương Vạn Vinh, Giám đốc Công ty Mỹ Hảo, cho biết gần đây, doanh thu tại thị trường Campuchia của công ty này giảm 15%-20% và chưa có dấu hiệu phục hồi. Mặc dù chưa khó khăn đến mức không bán được hàng nhưng các đại lý, tiệm tạp hóa… chỉ lấy số lượng ít, bán hết thì lấy tiếp chứ không nhập hàng với số lượng lớn như trước.
Xúc tiến lại thị trường
 
Tổng giám đốc một DN thực phẩm chế biến cho rằng các DN bán hàng cho Campuchia đang rất cẩn trọng, chờ tín hiệu phục hồi từ thị trường rồi mới tái triển khai các chương trình hỗ trợ nhà phân phối tổ chức tiếp thị, bán hàng.
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Vinamit, cho biết nhiều DN  của Việt Nam chọn cách bán hàng qua biên giới cho đối tác Campuchia, đối tác tự tổ chức hệ thống phân phối trên đất nước họ. Khi cần đẩy mạnh marketing, quảng bá thương hiệu, DN sẽ rót kinh phí và hướng dẫn đối tác làm marketing, thuận lợi và hiệu quả hơn nhiều so với việc DN tự tổ chức mạng lưới phân phối, tiếp thị.
 
Theo các DN, mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với hàng Thái Lan, Trung Quốc và hàng nhập lậu sang Campuchia nhưng với chiến lược đầu tư dài hơi, nghiêm túc, hàng Việt Nam những năm qua đã chinh phục người tiêu dùng Campuchia. Khoảng 70% doanh số bán hàng tiêu dùng ở Campuchia thuộc về hàng Việt. Một số DN chọn phân khúc tiêu dùng riêng ít cạnh tranh, một số khác chú trọng chất lượng sản phẩm và chính sách giá để làm lợi thế cạnh tranh.
 
“Hàng xuất vào Campuchia được hoàn thuế giá trị gia tăng 10%. Chúng tôi dùng tiền đó để bù đắp chi phí, giảm giá bán sản phẩm tại thị trường này để giữ vững và phát triển thị phần” - ông Lương Vạn Vinh cho biết.

Nhà sản xuất hàng tiêu dùng hết mặn mà

Ông Tăng Quang Trọng - nguyên giám đốc kinh doanh khu vực Đông Dương của Công ty Đại Đồng Tiến, người có nhiều kinh nghiệm làm ăn tại thị trường Campuchia - nhận xét: Gần đây, DN sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam không mặn mà đưa hàng sang Campuchia bán vì lợi nhuận thấp; chi phí sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào ở Việt Nam tăng nhưng khó tăng giá bán vì người tiêu dùng Campuchia rất nhạy cảm về giá.

Ngoài ra, hàng bán chính ngạch vào Campuchia chịu rất nhiều loại thuế, phí làm đội giá thành, phải “đánh nhau” với hàng Thái Lan có giá tương đương, hàng nhập tiểu ngạch, nhập lậu và cả hàng nhái, hàng giả; nhiều sản phẩm mang thương hiệu lạ được giới thiệu là hàng Việt nhưng chất lượng không bảo đảm làm ảnh hưởng uy tín hàng Việt Nam.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo