xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chờ bồi thường oan đến bao giờ?

Bài và ảnh: Anh Vũ

Theo đại diện VKSND quận 6, nơi đây đã nhận được đơn của ông Trịnh Dân Cường. Qua xem xét nhận thấy hết thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị oan

Báo Người Lao Động nhận được đơn của ông Trịnh Dân Cường (phường 6, quận 6, TP HCM) phản ánh về việc bị bắt giam oan, nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng nhưng đã gần 40 năm vẫn chưa được xin lỗi, bồi thường oan.

Bỗng dưng bị bắt

Theo trình bày của ông Trịnh Dân Cường, khoảng 22 giờ ngày 27-2-1985, tại một căn nhà trên đường Bãi Sậy, phường 7, quận 6 (TP HCM) xảy ra vụ mất trộm vàng. Công an quận 6 nghi vấn ông Cường, Hà Văn Được, Trần Đức Ẩn thực hiện hành vi phạm tội nên bắt giữ vào ngày 28-2-1985.

Đến ngày 3-12-1986, Công an TP HCM ra quyết định trả tự do cho ông Cường với lý do: "Qua điều tra, xét thấy Trịnh Dân Cường tuy có quá trình xấu nhưng hành vi tiến hành không liên quan đến vụ trộm tiệm vàng". Liên quan đến vụ việc này, một số cán bộ của Công an quận 6, VKSND quận 6 đã bị khởi tố, truy tố và kết án tù. Sau khi được trả tự do, ông Cường đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị xin lỗi, bồi thường oan nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ trên đường Văn Thân, phường 8, quận 6 (TP HCM), nơi ông Cường được người cháu ruột cho ở nhờ. Ông Cường kể mấy chục năm nay, ông đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. "Tất cả đơn kêu cứu gửi đến cơ quan chức năng đều được chuyển về VKSND quận 6. Đến nay tôi vẫn chưa nhận được gì ngoài sự chờ đợi" - ông Cường nói.

Giờ đây khi đã ở tuổi gần đất xa trời, lại mang nhiều bệnh tật, ông Cường phải sống nhờ vào những suất cơm từ thiện và sự chăm sóc của người cháu ruột. Điều duy nhất ông mong mỏi là sớm nhận được lời xin lỗi công khai và được bồi thường.

Chờ bồi thường oan đến bao giờ? - Ảnh 1.

Ông Trịnh Dân Cường mòn mỏi chờ bồi thường

Phải bồi thường

Theo luật sư Nguyễn Trọng Nhân, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV LS Thi và Cộng sự (Đoàn Luật sư TP HCM), việc bắt giam ông Cường là trái pháp luật đã được thể hiện cụ thể qua việc một số cán bộ có liên quan đến việc bắt, giữ, giam ông Cường thuộc Công an quận 6 và VKSND quận 6 đã bị khởi tố, xét xử và đã có bản án tuyên phạm tội "Bắt người trái pháp luật", "Giữ người trái pháp luật", "Giam người trái pháp luật". Ông Cường được trả tự do theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, có căn cứ để ông Cường yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bồi thường theo quy định tại khoản 2, điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Về cơ quan giải quyết bồi thường, VKSND quận 6 là cơ quan phê chuẩn lệnh tạm giam đối với ông Cường, do đó có trách nhiệm giải quyết bồi thường cho ông Cường, căn cứ vào điều 35 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Như vậy, trường hợp của ông Trịnh Dân Cường, VKSND quận 6 phải tiếp nhận, giải quyết yêu cầu bồi thường theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn và quy định pháp luật.

Về vụ việc này, đại diện VKSND quận 6 cho biết đã nhận được đơn của ông Trịnh Dân Cường. Qua xem xét đơn của ông Cường nhận thấy hết thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. VKSND quận 6 đã trả lời bằng văn bản cho ông Cường và Đoàn Đại biểu Quốc hội vào năm 2017 nhưng sau đó ông Cường tiếp tục gửi nhiều đơn nữa với nội dung tương tự. Nếu sau này nội dung đơn ông Cường phát sinh tình tiết mới, VKSND quận 6 sẽ thụ lý và giải quyết tiếp khiếu nại của ông Cường.

Cần xem xét lại

Luật sư Cao Thế Luận, Công ty Luật TNHH Kao Kiến, cho hay theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009, thời hiệu yêu cầu bồi thường là 2 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường (điều 5), còn theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 là 3 năm. Thời hiệu khởi kiện ra tòa án là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường mà cơ quan có trách nhiệm không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định giải quyết bồi thường nhưng không đồng ý.

Quy định này đã hạn chế quyền của người bị oan trong tố tụng hình sự khi họ không biết, không nhận được quyết định, văn bản làm căn cứ yêu cầu giải quyết bồi thường, đến khi nhận biết thì không được thụ lý giải quyết, với lý do "hết thời hiệu".

Năm 1986, Cơ quan CSĐT Công an quận 6 có quyết định trả tự do cho ông Cường với lý do "hành vi tiến hành không liên quan...". Như vậy văn bản này cần được xác định là căn cứ để yêu cầu giải quyết bồi thường. Tuy nhiên trước năm 2009 thì chưa có quy định cụ thể về việc giải quyết bồi thường oan sai trong hoạt động tố tụng, do đó khoảng thời gian này không được tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 và năm 2017.

"Ông Cường cho biết ông liên tục khiếu nại và yêu cầu bồi thường từ năm 1986 cho đến hiện nay nhưng chưa được cơ quan nào có văn bản giải quyết, hướng dẫn chính thức đối với các yêu cầu của ông. Như vậy, việc VKSND quận 6 có văn bản xác định là "hết thời hiệu yêu cầu bồi thường" thì cần có xem xét và đánh giá thận trọng đối với quyết định này" - luật sư Cao Thế Luận nói.

Tr.Hoàng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo