xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đánh giá cán bộ còn... lưng lửng

Bài và ảnh: Phan Anh

Tín nhiệm hay không tín nhiệm của đại biểu Quốc hội là pháp lệnh chứ không phải đưa ra rồi các cơ quan khác muốn làm gì thì làm

Sáng 15-5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM đã góp ý dự thảo nghị quyết của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). Các ĐB cho rằng nên có 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm thay vì 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp như hiện nay.

“Bỏ phiếu kiểu này ức chế lắm”

Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP HCM, cho biết cử tri TP bức xúc rất nhiều về 3 mức tín nhiệm này vì như thế nào là tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp? Đã tín nhiệm là tín nhiệm, không tín nhiệm là không tín nhiệm. Theo ông Lịch, kỳ lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi, ĐB bỏ phiếu tín nhiệm thấp thực chất là không tín nhiệm.

ĐB Nguyễn Văn Minh cho hay đã đọc rất nhiều luật và thấy có nhiều cách lấy phiếu nhưng chưa có cách nào 3 cột. “Một là được, hai là không chứ không có chuyện lưng lửng. Đánh giá cán bộ mà lưng lửng kiểu này sao được? Đã tuyên bố lấy phiếu thì phải rạch ròi, còn không thì đừng bỏ” - ông Minh bày tỏ.

Đặt vấn đề tại sao phải nhất thiết 3 mức, ông Trần Du Lịch cho rằng đây là một sự tránh né. Ông Lịch phân tích: Theo quy định, nếu cá nhân nào mà 20% ĐBQH không tín nhiệm sẽ đem ra bỏ phiếu ngay. Nếu như để 2 mức thì kỳ vừa rồi sẽ có hàng loạt cán bộ bị đưa ra bỏ phiếu nên dùng từ tín nhiệm thấp chứ không dùng từ không tín nhiệm. “Cứ làm thế này thì làm sao giải thích cho cử tri? Vấn đề đặt ra vậy mà dự thảo lần này vẫn giữ như cũ thì tôi không biết thay đổi cái gì. Nếu giữ nguyên thì cứ làm theo Nghị quyết 35, chẳng cần ban hành nghị quyết mới” - ông nói.

Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM góp ý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM góp ý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng nếu nói 3 mức là để thăm dò công tác cán bộ cũng không đúng. Theo bà Tâm, không thể dùng QH làm kênh để tham khảo cho công tác cán bộ. Tín nhiệm hay không tín nhiệm của ĐBQH là pháp lệnh chứ không phải đưa ra đó rồi các cơ quan khác muốn làm gì thì làm.

Lấy phiếu phải thực chất, không hình thức

ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang kiến nghị đối tượng lấy phiếu chỉ nên ở lĩnh vực hành pháp và tư pháp. Bởi lẽ, theo nhiều ĐB, bỏ phiếu như hiện nay thì giữa ông chủ nhiệm một ủy ban với ông bộ trưởng thì ông bộ trưởng lúc nào cũng thấp hơn. Bỏ phiếu như vậy là hình thức, không thực chất.

Theo ĐB Nguyễn Văn Minh, giữa nhiệm kỳ mới bỏ phiếu một lần thì coi như xong, dù có tín nhiệm thấp hay cao thì cũng là hết nhiệm kỳ, vậy bỏ phiếu làm gì? Nhiều ĐB băn khoăn rằng các ngành như thuế, TAND, VKSND… liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân nhưng lại không lấy phiếu tín nhiệm. “Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, ban - ngành hoặc tương đương trực thuộc UBND tỉnh, thành phố cũng cần phải lấy ý kiến. Phải có cơ chế nào đó giám sát những cơ quan này” - bà Nguyễn Thị Quyết Tâm kiến nghị.

Cần có cơ chế để cán bộ từ chức

Nhiều ĐB cũng băn khoăn về quy định có thể xin từ chức bởi từ chức là quyền của mỗi người trong hành pháp. Kể cả bản thân được tín nhiệm cao nhưng tự thấy không đáp ứng được nhiệm vụ thì vẫn có thể từ chức.

“Đảng cần có cơ chế để người ta từ chức. Đảng cử cán bộ giữ chức nào đó thì phải có cơ chế để người ta từ chức. Từ chức là văn hóa trong lãnh đạo. Đây là sự tự trọng của cán bộ chứ không phải phân công thì làm, không phân công nữa thì thôi. Cơ chế từ chức là để tránh suy nghĩ cứng nhắc rằng đã ở vị trí này thì chắc ăn nên tìm mọi cách chạy cho được chức đó, làm cán bộ ỷ lại, không tự điều chỉnh mình” - bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhìn nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo