xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giám thị học đường tốt, phụ huynh nhờ...

Cao Minh Phương

Trưa nay, trên đường chở con gái đang học lớp 8 tại một trường THCS ở quận 5, TP HCM về nhà, tôi đã kể cho con nghe về clip nữ sinh lớp 7 một trường ở Trà Vinh dùng ghế đánh bạn. Vừa nghe xong câu chuyện, con tôi đã đặt hàng loạt câu hỏi: “Vậy giám thị học đường ở đâu mà để xảy ra chuyện này hả mẹ? Sao bạn cùng lớp lại có thể đối xử với nhau như kẻ thù, dã man quá vậy? Cả tập thể lớp lẽ nào chỉ đứng nhìn mà không can?”.

Rồi con kể cho tôi nghe ở trường con, giờ học, giờ ra chơi và ra về, lúc nào thầy cô giám thị cũng đi “rảo” các lớp. Học sinh nào nghịch ngợm quá đà hoặc có những việc làm trái với nội quy nhà trường sẽ bị nhắc nhở hoặc mời lên phòng giám thị “uống nước trà”. Với những lớp “có vấn đề”, ban giám hiệu, thầy cô giám thị và giáo viên chủ nhiệm càng “chăm sóc” kỹ hơn. “Như lớp con có bạn quá hiếu động, không chịu học và làm bài, không ngồi yên trong giờ học, kết quả học kỳ 1 học lực kém, thầy hiệu trưởng đã mời phụ huynh và cả bạn lên nói chuyện, sau đó cử thầy giám thị theo sát, dò bài của bạn. Những thầy cô khác cũng quan tâm đặc biệt đến bạn...”.

img

Thẳng tay đánh bạn dã man tại Trường THCS Lý Tự Trọng, tỉnh Trà Vinh. Ảnh cắt từ clip

Tôi thở phào! Nỗi sợ mơ hồ từ sau khi xem clip trên tan biến. Quả thật, từ năm con gái học lớp 6 đến nay, thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh ở trường; đồng thời, thông qua những lần trò chuyện với con, tôi cũng có những thông tin về trường hợp học sinh cá biệt thích quậy hơn thích học nhưng tuyệt nhiên không có chuyện học sinh “xử” nhau như lâu nay báo chí thường báo động.

Bạo lực học đường có hệ quả từ xã hội - gia đình - nhà trường và bản thân học sinh. Vai trò giám thị học đường rất quan trọng trong tình hình bạo lực tại trường học ngày càng đáng bao động như hiện nay. Từ câu chuyện ở trường của con tôi, tôi nhận thấy vai trò của nhà trường cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn bạo lực học đường. Tuổi mới lớn với tâm sinh lý biến động, các em dễ có những hành vi vượt tầm kiểm soát và cư xử theo bản năng. Vẫn biết việc hình thành nhân cách chủ yếu từ gia đình, không thể đổ lỗi tất cả cho ngành giáo dục song nếu từ ban giám hiệu đến giáo viên chủ nhiệm và giám thị nghiêm khắc nhưng sâu sát, gần gũi, lắng nghe học sinh thì sẽ không khó để phát hiện những dấu hiệu bất thường để từ đó có giải pháp kịp thời.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo