xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kê khai tài sản: Dư luận rất băn khoăn!

Duy Quốc (tổng hợp)

(NLĐO) - Muốn chống tham nhũng thì phải kê khai tài sản của quan chức. Nhưng kê khai mà không thông qua quần chúng nơi họ cư ngụ thì cũng như không, bởi không có gì qua được tai mắt nhân dân

Hàng trăm bạn đọc gửi ý kiến phản hồi qua bài báo "Kê khai tài sản: Khó mà tin!" đề cập đến thu nhập của lãnh đạo, cán bộ, công chức. Từ thực tiễn đến thực hiện quy định kê khai, kiểm soát kê khai và xử lý vi phạm... đang đặt ra rất nhiều băn khoăn.

Con số đẹp như mơ!

Rất nhiều bạn đọc nghi ngờ con số 944.425/952.178 người kê khai tài sản, đạt 99,2% , trong đó chỉ có 1 người bị phát hiện khai không trung thực và bị kỷ luật cảnh cáo do Thanh tra Chính phủ vừa công bố.

Biế họa: Khều

Biếm họa: Khều

Bạn đọc Thích Thượng Hỏa bày tỏ: “Một phần triệu người bị cảnh cáo do kê khai không trung thực nhưng không tìm ra những tài sản bất minh của họ để xử lý, thật khó tin!”. Bạn đọc Lê Hùng hoài nghi: “Kết quả kê khai tài sản nhằm phòng chống tham nhũng cho ra con số như thế này là đẹp như mơ! Tôi không tin hầu hết cán bộ, công chức thật thà, minh bạch và sạch sẽ như thế. Nếu đúng vậy thì tham nhũng đâu có nhiều như hiện nay”. Bạn đọc Võ Thị Sau cũng không tin kết quả kê khai hoàn hảo như trên: “Đẹp như thế này thì khả năng... đóng cửa các cơ quan phòng chống tham nhũng rất cao và không chừng Việt Nam lọt vào tốp quốc gia có nền hành chánh công trong sạch nhất thế giới (!)”.

Không phủ nhận thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp tích cực thực hiện Nghị định 71/CP của Chính phủ ban hành ngày 17-7-2013 về minh bạch tài sản, thu nhập và Thông tư số 08 ngày 31-10-2013 của Thanh Tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập. Dù vậy, không phải không có lý do khi từ ý kiến chủ quan của mình, đông đảo bạn đọc hoài nghi con số kê khai và xử lý vi phạm như nói trên. Phát biểu trên Báo Người Lao Động số ra ngày 17-9, ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nhận xét: “Việc minh bạch tài sản, đặc biệt là kê khai và công khai bản kê khai đó ở cơ quan làm việc, còn hình thức và gần như không tác dụng gì nhiều trong việc kiểm soát tài sản của người có chức vụ, quyền hạn”.

Phải cho dân biết

Kê khai để làm gì? Có kiểm soát được tài sản, thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức sau kê khai? Vi phạm xử lý đến đâu?... Đó là những câu hỏi mà dư luận, bạn đọc đặt ra, cần có câu trả lời cụ thể.

Băn khoăn về hiệu quả của công tác kê khai, một bạn đọc cho rằng việc kiểm soát tài sản, thu nhập sau kê khai là rất quan trọng, không thể làm cho có, hình thức như lâu nay được. Theo bạn đọc này, chỉ khi kiểm soát tốt tài sản, thu nhập sau kê khai mới có thể phát hiện các khoản tài sản, thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức; từ đó kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành tham ô, hối lộ nếu có. Cái lo là thời gian qua, việc kiểm soát tài sản thu nhập sau kê khai vẫn còn bị bỏ ngõ. Nếu thực hiện tốt kiểm soát kê khai thì đã không xảy ra chuyện ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi về hưu mới bị phát hiện sở hữu khối tài sản khổng lồ ở quê nhà.

Một bạn đọc có nick connhannong cho rằng lâu nay, đa số vụ tiêu cực, tham nhũng đều do nhân dân và báo chí phanh phui. Cho nên để việc công khai tài sản của cán bộ hiệu quả nhất, ngoài niêm yết công khai tại nơi làm việc theo quy định của Thông tư 08, cũng cần niêm yếu tại UBND xã, phường, thị trấn nơi cán bộ đó cư trú. “Như thế mới coi là công khai để dân giám sát. Bảo đảm không còn chuyện không trung thực” - bạn đọc connhanong nói. Bạn đọc Nguyễn Hùng đồng tình: “Kê khai mà không thông qua quần chúng nhân dân nơi họ cư ngụ thì cũng như không, bởi vì không có gì qua được tai mắt nhân dân. Còn chỉ ở cơ quan thì ai dám nói, ai dám tố?”.

img

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước, các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, doanh nghiệp ra sức thực hiện công tác phòng chống tham nhũng. Việc kê khai tài sản, thu nhập được xem là biện pháp cần thiết, là vũ khí cho mặt trận này. Bạn đọc Nguyễn Hùng nhấn mạnh: “Nếu thực sự muốn chống tham nhũng thì việc đầu tiên phải làm là công khai tài sản của quan chức. Vấn đề là cần có những thay đổi và cách làm trong kê khai tài sản, phải bóc tách cho được các khối tài sản, thu nhập trước và sau kê khai để quản lý và xử lý mạnh tay, không nể cả”.

Trung thực thì dân mới tin

"Kê khai là một chuyện, tài sản có hợp pháp hay không là chuyện khác. Chính vì muốn biết tài sản của anh có hợp pháp hay không mới quy định phải kê khai. Tài sản kê khai mà không tương ứng với thu nhập hợp pháp của anh thì bắt buộc phải giải trình để kiểm tra, chứ không phải cứ có vấn đề mới kiểm tra. Cán bộ có liêm khiết, trung thực thì dân mới tin” - một bạn đọc

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo