xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Béo phì – sát thủ thầm lặng ở châu Á

PHƯƠNG VÕ (Theo AFP)

Từ những giám đốc cặm cụi làm việc trong các tòa cao ốc đến những cư dân sống trên những hòn đảo ở Thái Bình Dương, hàng triệu người khắp châu Á đang đối mặt với một sát thủ thầm lặng – béo phì

Mức sống tăng dần trong vòng 2 thập kỷ qua đã giúp hàng triệu người ở châu Á thoát khỏi cảnh nghèo khổ nhưng đồng thời mang lại một vấn đề mới: Người dân ngày càng mập ra.  Bộ Y tế New Zealand cho biết hơn 50% người trưởng thành nước này bị quá cân hay béo phì trong khi tỉ lệ này là 30% ở Đài Loan. Tại Singapore, 52% người dân ăn nhiều chất béo và 58% không vận động về mặt thể chất. Trong khi đó, bác sĩ Edmund Li, một chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Hồng Kông, cho biết  ở các đô thị Trung Quốc, nơi thu nhập của người dân tăng nhanh chóng, có đến 30% trẻ em và người trưởng thành bị béo phì. Viện Phát triển của Bộ Y tế Hàn Quốc (KHIDI) cho biết 1/3 người Hàn Quốc trên 20 tuổi bị quá cân hay béo phì, tăng 26% so với năm 1998.

Theo bác sĩ Gauden Galea, một cố vấn về các chứng bệnh kinh niên cho WHO ở châu Á, nhiều chính phủ châu Á đã không có những biện pháp mạnh để đối phó với bệnh béo phì do căn bệnh này không xuất hiện một cách ồ ạt trong những năm qua. Bác sĩ Galea nói: “Béo phì không gây ra tác động tức thì như SARS hay cúm gia cầm. Những trẻ em mũm mĩm thường được xem là khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi một xã hội ngày càng thịnh vượng, lối  sống của người dân cũng thay đổi. Người dân có khuynh hướng làm việc nhiều, ít vận động hơn trong khi cuộc sống ngày càng căng thẳng hơn. Khi đó, các tác động của béo phì mới trở nên rõ ràng và lớn hơn”. 

Theo WHO, trên thế giới có hơn 1 tỉ người trưởng thành quá cân, trong đó có ít nhất 300 triệu người được xem là béo phì.  Sự gia tăng của béo phì kéo theo sự gia tăng đáng kể của bệnh tim và tiểu đường, nhất là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo dữ liệu của WHO, trong số 120 triệu người bị bệnh tiểu đường loại 2 trên thế giới thì 30 triệu người là ở châu Á – Thái Bình Dương. Đến năm 2010, con số này dự báo sẽ tăng lên 130 triệu trong tổng số 216 triệu người bị tiểu đường khắp thế giới.

Với việc béo phì trở thành một vấn nạn toàn cầu, nhiều chính phủ châu Á đang bắt đầu cảm nhận được những gánh nặng kinh tế và xã hội của căn bệnh này.  Giống như các nước phát triển, một trong những gánh nặng lớn nhất là những phí tổn cao chóng mặt cho việc điều trị những chứng bệnh liên quan đến béo phì. Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh của Mỹ ước tính những người béo phì Mỹ đã tốn khoảng 75 tỉ USD (khoảng 1,18 triệu tỉ đồng VN) cho các hóa đơn y tế trong năm ngoái.  Trong khi đó, theo một nghiên cứu gần đây của Chính phủ Úc, tiểu đường và những căn bệnh liên quan khiến nước này thiệt hại 3 tỉ đô la Úc (34.000 tỉ đồng VN) mỗi năm. Vì thế, các phái đoàn châu Á tham dự cuộc họp của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ vào tuần rồi đều nhất trí với những chính sách chống béo phì mới của WHO như  kêu gọi các chính phủ khuyến khích người dân dùng những thức ăn có ít chất béo, đường và muối, đồng thời tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo