xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nhân không còn sức làm việc

Hồng Đào

Lương thấp lại liên tục tăng ca, ăn uống thiếu thốn, công nhân không thể tái tạo sức lao động

“Chấp nhận cuộc sống tha hương, ngoài việc tìm được công việc nuôi sống bản thân, công nhân (CN) còn mong muốn có chút ít tiền gửi về cho gia đình. Với mức lương hiện nay, CN không lo nổi cho bản thân”. chị Trần Thị Nhung, cán bộ chuyên trách Công đoàn (CĐ) Công ty Kollan- KCX Linh Trung 1, đã phản ánh với lãnh đạo TPHCM trong buổi gặp gỡ CN các KCX-KCN TP vào chiều 14-5.

Cũng trăn trở như vậy, anh Lê Công Chinh, Chủ tịch CĐ Công ty Danu Vina - KCX Linh Trung 1, cho biết mức lương tối thiểu chỉ có 1,34 triệu đồng, CN khó sống nổi.

Nếu cộng với tăng ca, thu nhập hằng tháng của mỗi CN cũng chưa đến 2 triệu đồng. Trong khi đó, theo khảo sát của CĐ cơ sở, hiện nay, chi tiêu tối thiểu của CN mỗi tháng cũng phải ở mức 2 triệu đồng/người. Đồng lương “đói” như thế nên CN phải đối mặt với  nhiều khó khăn.

Anh Chinh còn phản ánh: “Bữa ăn của CN hiện nay quá thấp, mỗi suất chỉ có 7.000 đồng đến 8.000 đồng; sau khi trừ các khoản, giá trị thật của mỗi bữa ăn chỉ còn khoảng 5.000 đồng. Tăng ca nhiều, ăn uống thiếu thốn, CN không còn sức để làm việc”.

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Xê, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM, thừa nhận mức lương ở các KCX-KCN hiện nay còn quá thấp. Lương tối thiểu không phải là mức lương trả cho người lao động mà chỉ là cơ sở để tính toán tiền lương nhưng nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng, chỉ trả lương cho họ cao hơn lương tối thiểu chút ít. Do đó, vai trò của CĐ trong thương lượng tiền lương cho CN là rất quan trọng.

Ông Lâm Văn Tiếp, Bí thư Đảng ủy các KCX-KCN TPHCM, cho biết Ban Quản lý các KCX-KCN đã gửi công văn xuống từng doanh nghiệp đề nghị nâng chất lượng bữa ăn cho CN nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến.

Bên cạnh đó, CN phản ánh đang chịu quá nhiều thiệt thòi. Đơn cử như việc họ phải mua điện với giá cao hơn quy định nhiều lần nhưng cũng phải chịu vì nếu thắc mắc sẽ bị chủ nhà đuổi.

Nhiều nơi sử dụng nước giếng đào, hôi thối nhưng CN thuê nhà phải trả 7.000 đồng/m3; phòng trọ sử dụng 7 - 8 năm không sửa chữa nhưng mỗi năm lại tăng giá 2-3 lần. Mất an toàn giao thông, trật tự an ninh không bảo đảm cũng là vấn đề gây nhiều bức xúc cho CN.

Trong vòng 2 giờ tiếp xúc, đã có hàng chục kiến nghị, đề đạt của cán bộ CĐ và CN đối với lãnh đạo TP. Một số kiến nghị đã được giải quyết tại chỗ. Những kiến nghị chưa thể giải quyết, đại diện các ngành chức năng cam kết sẽ tiếp tục xem xét, thực hiện trong thời gian sớm nhất.

Giải quyết ngay giá điện, nước


Bà Châu Thị Kim Bích Ngọc, Phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM, cho biết qua 3 buổi tiếp xúc để lắng nghe và tháo gỡ các khó khăn cho CN, lãnh đạo TPHCM ghi nhận từng ý kiến và đề nghị các sở, ngành liên quan có biện pháp giải quyết.

Tại buổi tiếp xúc chiều 14-5, ông Trần Kim Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP, đã cho số điện thoại nóng và yêu cầu CN phản ánh ngay khi gặp trường hợp chủ nhà  trọ thu tiền điện cao hơn quy định. Tổng Công ty Điện lực TP sẽ phối hợp với Sở Công Thương và các quận, huyện kiểm tra, nếu phát hiện nơi nào thu tiền điện cao hơn quy định sẽ xử lý nghiêm. Bà Trần Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND quận Thủ Đức, cho biết sắp tới, quận sẽ tiếp tục vận động chủ nhà trọ thu tiền điện, nước đúng giá cho CN.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo