xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạn chế rút BHXH một lần: Người lao động sao đủ kiên nhẫn chờ hưu?

An Khánh

(NLĐO) - Thời gian đóng thì dài, tuổi hưởng lương hưu thì cao nên công nhân không mặn mà với chính sách.

Tại Hội thảo lấy ý kiến người lao động (NLĐ) về chế độ BHXH một lần trong dự án Luật BHXH sửa đổi do Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức tại TP HCM mới đây, chia sẻ về lý do người lao động đổ xô rút BHXH một lần, một cán bộ Công đoàn cơ sở tại TP HCM cho biết lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên 10 năm thì thu nhập bình quân cũng chỉ đạt khoảng 8,3 triệu đồng/tháng nếu không tăng ca. Với khoản tiền này, người lao động phải chi tiền trọ, tiền sinh hoạt, nuôi con…nên hầu như không có tích lũy. Nguồn tích lũy duy nhất mà họ dựa vào khi khó khăn, việc làm không đảm bảo chính là khoản BHXH một lần, nên việc rút BHXH một lần là tất yếu.

Hạn chế rút BHXH một lần: Người lao động sao đủ kiên nhẫn chờ hưu?  - Ảnh 1.

Gởi ý kiến đến Báo Người Lao Động, nhiều bạn đọc đã thẳng thắn chỉ ra một số bất cập của Luật BHXH hiện hành và đề nghị Ban soạn thảo luật cần nghiên cứu, bổ sung thêm để giữ người lao động ở lại hệ thống an sinh. Bạn đọc Ngô Thành Vạn Phúc Toại góp ý: "Khối cơ quan nhà nước được tính lương hưu là bình quân 5 năm gần nhất khi đến tuổi. Còn người lao động chúng tôi thì lại tính bình quân tất cả năm tham gia. Tiền thì mất giá. Khi tôi tham gia BXH năm 2004 thì mức luong mấy trăm ngàn. Cộng từ đầu đến khi nghỉ hưu bình quân ra không đủ chi phí cho bản thân sinh hoạt chứ đừng nói đau ốm. Nếu không thay đổi cách tính lương hưu cho người lao động thì không ai chờ hưởng lương hưu cả. Đi khảo sát thực tế xem ai đang lãnh lương hưu thì phải 99.9% là làm cơ quan nhà nước thôi. Còn người lao động chắc không có ai chờ hết".

Ông Đặng Thuần Phong, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cho rằng muốn người lao động đóng BHXH lâu dài nhưng chính sách BHXH một lần lại tốt hơn chế độ hưu trí là bất cập. Nguyên tắc của chính sách BHXH là đóng hưởng nhưng đóng nhiều mà hưởng không tương xứng cũng sẽ không khuyến khích NLĐ gắn bó với hệ thống an sinh.

Cùng góc nhìn, bạn đọc Nguyễn Vũ Dương chia sẻ: "Mức tính lương BXHH ở khu vực ngoài quốc doanh rất thấp, hầu hết công ty ty chỉ đóng cho công nhân phổ thông ở mức tối thiểu. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ sử dụng lao động trẻ, do vậy ít ai có thể làm việc đến tuổi nghỉ hưu. Tương tự, bạn đọc Hoàng Long phân tích: "Đơn giản là cách tính bảo hiểm bây giờ công nhân họ chẳng thấy có gì hấp dẫn, họ rút một lần là phải rồi. Thời gian đóng thì dài, tuổi hưởng lương hưu thì cao nên công nhân họ chẳng hứng thú đợi và quyết định rút BHXH một lần".

Bạn đọc Đỗ Văn Dần góp ý: "Ban soạn thoả nghiên cứu xem thời gian tham gia bảo hiểm để nhận đủ tỷ lệ 75% giữa lao động nam và nữ. Cụ thể: Tuổi nghỉ hưu của nam là 62 tuổi của nữ là 60 tuổi Trong khi đó thời gian đóng để được hưởng tối đa 75% của lao động nam là 35 năm còn nữ là 32 năm thì chưa hợp lý với chênh lệch theo tuổi nghỉ hưu. Xin đề xuất sửa thời gian đóng của nữ là 30 năm của nam là 32 năm thì được hưởng tỷ lệ lương hưu 75%. Bạn đọc Hoàng Lê Minh bày tỏ: Đơn giản là đóng nhiêu thì hưởng nhiêu, đóng đủ thì nghỉ sớm".

Theo bạn đọc Thịnh Vũ, chỉ khi nào một chính sách mà người dân người lao động an tâm tự nguyện tham gia thì chính sách đó mới thực sự là an sinh cho dân, cho người lao động. "Thay vì lo hạn chế người lao động rút bảo hiểm thì phải trả lời được câu hỏi vì người lao động là tại sao họ phải làm thế? Trả lời được câu hỏi đó thì mới giải quyết được tồn tại bất cập trong luật bảo hiểm hiện nay".

Hạn chế rút BHXH một lần: Người lao động sao đủ kiên nhẫn chờ hưu?  - Ảnh 5.

Bạn đọc Hoàng Gia viết: "Nếu luật áp dụng giảm xuống 15 năm được hưởng lương hưu và hạn chế rút BHXH 1 lần, tôi cũng sẽ rút và sau đó đóng lại. Vì mức hưởng sau khi có luật giữa 15 năm và 25 năm không chênh lệch là mấy". Bạn đọc tên Phong ủng hộ quan điểm cần thay đổi cách tính lương hưu với người lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước theo hướng người tham gia BHXH trước năm 2014 sẽ tính lương hưu là bình quân của 20 năm tham gia cuối cùng. "Nếu chỉ cần đóng BHXH 20 năm để có lương hưu thì sao phải tính trên cả quá trình. Những năm đầu, khi chưa có mức lương tối thiểu, lương đóng BHXH rất thấp nên lương hưu thấp. Nhiều người đóng xấp xỉ 30 năm tiếc là khi xưa không rút một lần lúc được 59 năm, vừa có tiền vừa cắt được giai đoạn lương cực thấp đó ra khỏi quá trình.

91% người rút BHXH một lần làm việc tại khu vực ngoài nhà nước

Giai đoạn 2016-2022, cả nước có gần 5 triệu lượt người hưởng BHXH một lần. Số người hưởng BHXH một lần năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 12,3%, trong khi tốc độ tăng đối tượng tham gia là 5-6%/năm. Trong đó, 67% người nhận BHXH một lần có dưới 5 năm đóng, tuổi bình quân 31,7 tuổi; gần 10% là người có từ 10 năm đóng BHXH trở lên, tuổi bình quân khoảng 42 tuổi. Gần 91% người rút BHXH một lần làm việc tại khu vực ngoài nhà nước.

Độ tuổi hưởng từ 20-40 chiếm gần 80% và gần 99% hưởng theo điều kiện sau 1 năm nghỉ việc và không tham gia BHXH. Sau khi hưởng BHXH một lần, có khoảng gần 1,3 triệu người quay trở lại tiếp tục tham gia đóng BHXH, chiếm khoảng 26% số người hưởng BHXH một lần giai đoạn này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo