Theo số liệu điều tra quốc gia về LĐTE năm 2012, tỉ lệ trẻ em ở Việt Nam tham gia hoạt động kinh tế trong tổng số trẻ từ 5-17 tuổi là 15,5% và 62% trong số đó được xác định là LĐTE. Đặc biệt, có đến 75% LĐTE có nguy cơ làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. LĐTE chủ yếu hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức và đang có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực hiện các Công ước quốc tế, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU… đã phê chuẩn bao gồm nội dung cam kết giảm, loại bỏ LĐTE, lao động cưỡng bức, Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều thách thức. Nguyên nhân là do việc kiểm soát, xử lý vi phạm liên quan đến LĐTE của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng còn bất cập; kiến thức pháp luật và nhận thức của gia đình, trẻ em, người sử dụng lao động, người môi giới lao động còn hạn chế.
Các đại biểu phát biểu tại buổi đối thoại
Để giảm thiểu LĐTE, các đại biểu cho rằng ngoài nội luật hóa toàn bộ các cam kết quốc tế và hoàn thiện hệ thống pháp lý về LĐTE, cần tiếp tục triển khai các chương trình phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát LĐTE; xây dựng các gói hỗ trợ LĐTE và gia đình có LĐTE.
Bình luận (0)