xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động nhập cư bị thiệt thòi

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Cuộc sống của lao động nhập cư đã khó càng thêm khó khi nhiều thủ tục, quy định pháp luật không bảo đảm tốt quyền lợi và thiếu thực tế

“Dịch vụ an sinh xã hội trên thế giới ngày càng mở rộng. Trong khi đó, ở nước ta những phúc lợi thông thường nhất như BHYT, BHXH vẫn chưa phổ cập, nhất là đối với lao động nhập cư (LĐNC). Đóng góp nhiều cho kinh tế - xã hội nhưng LĐNC lại nằm trong nhóm yếu thế, cần được trợ giúp” - PGS-TS Lê Thị Hoài Thu, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Phát triển, trăn trở tại hội thảo “Đề xuất chính sách cho người LĐNC ở TP HCM” do Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (SDRC) tổ chức sáng 28-11.

Chính sách nhiêu khê

Theo bà Lê Thị Hoài Thu, thực tiễn trên là vấn đề đặt ra cho nhà hoạch định, thực thi chính sách. Bà thắc mắc: “Hợp tác xã là hình thức doanh nghiệp (DN), vậy tại sao người lao động (NLĐ) làm việc ở đây lại không có hợp đồng lao động, BHYT, BHXH…? Như vậy, việc quản lý thực hiện và đưa chính sách tới người dân đã thực sự hiệu quả chưa?”.

Đa số lao động nhập cư ở TP HCM sống và làm việc trong điều kiện thiếu thốn
Đa số lao động nhập cư ở TP HCM sống và làm việc trong điều kiện thiếu thốn

ThS Dương Hoán, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luậtĐào tạo ngắn hạn - Trường ĐH Luật TP HCM, cũng nhận xét làm hộ khẩu thường trú là cả quá trình gian nan với LĐNC. Theo quy định mới, người dân muốn làm hộ khẩu phải cư trú liên tục ở địa bàn tạm trú 2 năm; nền diện tích nhà phải bảo đảm từ 15-16 m2/người. “Vậy thời gian gián đoạn trong lúc NLĐ tìm chỗ trọ mới trong vòng 2 năm này sẽ xử lý như thế nào? LĐNC thuê nhà trọ giá rẻ thì làm sao bảo đảm diện tích ở cho từng thành viên? Việc đăng ký khai sinh ở nơi tạm trú cần có xác nhận chưa làm giấy khai sinh ở nơi thường trú cũng đánh đố cả người dân và nhà quản lý” - ông Hoán băn khoăn.

Có nhiều thời gian tiếp xúc với LĐNC, ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích, Trưởng nhóm dự án Hỗ trợ pháp lý cho người LĐNC tại TP HCM, cho hay có không ít trường hợp DN không ký hợp đồng lao động với người chưa có sổ tạm trú. Bản thân NLĐ còn thiếu quan tâm, chưa nắm vững các thủ tục hành chính, ngại tiếp xúc với chính quyền. Hầu hết LĐNC đều dựa vào chủ nhà trọ trong việc khai báo tạm trú, tạm vắng.

Đại diện lực lượng LĐNC ở TP, ông Đỗ Văn Được, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Đoàn Kết (quận 6, TP HCM), dẫn chứng người thu gom rác dân lập thường làm việc riêng lẻ, tự phát nên chính quyền ít quan tâm. Ông khẳng định: “Đây là nghề độc hại nhưng từ trước đến nay tôi chưa từng thấy chính quyền địa phương có hoạt động hỗ trợ, chiếu cố, trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho chúng tôi”.

Bảo đảm quyền cho LĐNC

Trước nhiều ý kiến của LĐNC mong muốn được tạo điều kiện tiếp cận các chính sách an sinh, kiến thức pháp luật, ông Nghiêm Hà Hải - đại diện Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (trực thuộc Bộ Tư pháp) - cho biết pháp luật đã mở cửa thông qua quy định để LĐNC làm khai sinh ở nơi tạm trú nhằm tháo gỡ tạm thời vướng mắc ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống người dân. Công đoạn xác nhận ở nơi thường trú là tình trạng “thủ tục đẻ thủ tục”, chỉ có ở TP HCM. Sắp tới, Bộ Tư pháp sẽ có ý kiến trao đổi với Sở Tư pháp TP để điều chỉnh lại quy định gây khó nói trên.

Nhắc tới quyền lợi của LĐNC, ông Trần Thắng Lợi, đại diện Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), nhìn nhận các công ước quốc tế luôn quy định việc bảo vệ quyền lợi cơ bản, sự hỗ trợ cần thiết dành cho các đối tượng lao động, trong đó có LĐNC. Thế nhưng, pháp luật trong nước chưa có bất kỳ văn bản cụ thể nào dành riêng cho nhóm lao động này. DN lấy lý do không có sổ tạm trú để gây khó dễ NLĐ là trái pháp luật.

Ông Trần Hải Nam, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chia sẻ: “NLĐ và người sử dụng lao động cần tự giác tuân thủ pháp luật. Cơ quan chức năng phải tăng cường chế tài để xử lý các bên vi phạm; đồng thời, phải giao quyền giám sát, thực hiện cho NLĐ”.

 

Linh hoạt trợ giúp lao động nhập cư

Ông Trần Thắng Lợi cho biết thêm: “Hằng năm, TP HCM tiếp nhận khoảng 20.000 LĐNC. Lực lượng lao động này đóng góp 30% GDP cho TP. Đây là địa phương đi đầu cả nước về nhiều phương thức sáng tạo trợ giúp LĐNC, điển hình có: Phong trào vận động chủ nhà trọ không tăng giá thuê, thu tiền điện, nước đúng giá; nhà trọ văn minh - nghĩa tình…”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo