xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống dưới mức tối thiểu

Lệ Thủy

Kết quả khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) vừa công bố cho thấy năm 2014, lương tối thiểu (LTT) chỉ mới bảo đảm từ 67,6% đến 70,5% mức sống tối thiểu của người lao động (NLĐ).

 Cụ thể, LTT vùng 1 là 2,7 triệu đồng/người/tháng trong khi mức sống tối thiểu là 3,996 triệu đồng/người/tháng; LTT vùng 2 là 2,4 triệu đồng/tháng trong khi mức sống tối thiểu là 3,423 triệu đồng; LTT vùng 3 là 2,1 triệu đồng/tháng và mức sống tối thiểu là 3,05 triệu đồng/người/tháng; LTT vùng 4 là 1,9 triệu đồng/tháng và mức sống tối thiểu là 2,695 triệu đồng/người/tháng.

Rõ ràng, kết quả khảo sát và thực tế đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp (DN) cho thấy NLĐ đang sống dưới mức tối thiểu. Tại TP HCM, nơi áp dụng mức LTT vùng 2,7 triệu đồng/tháng, NLĐ phải thường xuyên tăng ca, làm việc từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày để có mức thu nhập tạm đủ để tồn tại. Nói “tồn tại” là bởi vì đó là một cuộc sống không có chi phí vui chơi, giải trí, học hành, thưởng thức nghệ thuật, giao lưu bạn bè, thăm viếng người thân... Một cuộc sống chỉ bó gọn trên con đường từ nhà máy về nhà trọ và ngược lại, với một tương lai quá chông chênh. Nó chông chênh đến nỗi tại nhiều DN có đến 70%-80% nữ CN không dám lấy chồng, nhiều người lấy chồng không dám sinh con; nếu lỡ sinh con thì phải chấp nhận sống trong thiếu thốn.

 

img

 

“Làm chủ DN mà trả lương cho CN không đủ sống là một sự sỉ nhục”. Cách nay 10 năm, giám đốc một DN tại TP HCM đã từng phát biểu trên Báo Người Lao Động như vậy. Thế nhưng, bao nhiêu năm đã trôi qua mà nỗi sỉ nhục ấy vẫn còn đeo đẳng không ít chủ DN. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lương CN thấp, trong đó nổi cộm vẫn là lý do sản xuất, kinh doanh khó khăn. Với nhiều chủ DN, một khi sản xuất, kinh doanh khó khăn thì họ sẽ cân phân, đo đếm để cắt khoản này, giảm khoản kia; cuối cùng họ nhận ra khoản dễ cắt giảm nhất là tiền lương của NLĐ - thành phần luôn được gọi bằng cái tên mỹ miều “vốn quý của DN”. Lại có nhiều chủ DN viện dẫn pháp luật về LTT để cho rằng về lý, mình đã làm đúng khi trả lương không thấp hơn LTT theo quy định của nhà nước. Khi đó, “quy định của nhà nước” lại trở thành chiếc phao để DN biện minh cho việc trả lương thấp của mình.

Cần nhắc lại rằng cách nay 20 năm, Bộ Luật Lao động 1994 (có hiệu lực từ ngày 1-1-1995) đã quy định rõ LTT phải bảo đảm mức sống tối thiểu cho NLĐ và còn tích lũy một phần để tái tạo sức lao động. Thế nhưng, đã 20 năm trôi qua mà mục tiêu ấy vẫn chưa đạt được. Vậy thì đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về mức LTT vùng cho năm 2015 (3,4 triệu - 2,9 triệu- 2,6 triệu và 2,3 triệu đồng/tháng) không thể nói là quá cao như suy nghĩ của nhiều người. Mức LTT đề xuất này cũng chỉ mới bảo đảm 80% mức sống tối thiểu cho NLĐ. Điều này còn chưa đúng với tinh thần Kết luận số 23-KL/TW của trung ương về lộ trình “Điều chỉnh mức LTT khu vực DN nhanh hơn để đến năm 2015 đạt mức nhu cầu tối thiểu”.

Nếu như mức LTT mà Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất được Hội đồng Tiền lương quốc gia thông qua thì NLĐ vẫn tiếp tục sống dưới mức tối thiểu, vẫn tiếp tục phải thắt lưng buộc bụng. Nhưng dù sao thì trong tình hình khó khăn chung hiện nay, đó cũng là cách sẻ chia thiết thực nhất của NLĐ đối với DN. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo