xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm mọi cách giữ chân người lao động

Bài và ảnh: Tuấn Minh

Dù đơn hàng gặp khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp ở Thanh Hóa vẫn xoay xở giữ việc làm, bảo đảm phúc lợi cho người lao động

Công ty TNHH Giày Aleron Việt Nam (KCN Hoàng Long, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hoạt động đã hơn 12 năm, tạo công ăn việc làm cho 12.000 lao động với thu nhập ổn định 6,5 - 7 triệu đồng/người/tháng, chưa tính tăng ca. Thế nhưng, sau Tết Nguyên đán 2023 đến nay, do đơn hàng giảm nên toàn bộ công nhân (CN) tại 9 nhà xưởng phải nghỉ luân phiên.

Cùng nhau vượt khó

Trước tình hình trên, việc ổn định lương, thưởng, phúc lợi cho CN là ưu tiên hàng đầu của Ban Giám đốc và Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Giày Aleron Việt Nam.

Với khoảng 2.000 CN không thể bố trí việc làm, ban giám đốc đưa họ sang làm việc tại một số doanh nghiệp (DN) cùng tập đoàn, khi nào đơn hàng ổn định thì quay lại công ty. Những CN này được hưởng các chế độ như khi còn làm việc tại công ty, từ lương, thưởng đến phụ cấp. Nhờ ban giám đốc và Công đoàn tích cực vận động nên CN rất vui vẻ. Thực tế, việc làm và thu nhập của họ vẫn được bảo đảm, chỉ khác là môi trường làm việc mới.

Với 9.300 CN còn lại, ngoài việc bị giảm lương do cắt giảm giờ làm thì các phúc lợi khác - như tiền phụ cấp, hỗ trợ xăng xe, nhà trọ… - đều được công ty bảo đảm.

Tìm mọi cách giữ chân người lao động - Ảnh 1.

Công nhân Công ty TNHH Giày Aleron Việt Nam thích thú với góc văn hóa của Công đoàn

Bà Vũ Thị Mai Loan, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày Aleron Việt Nam, nhận xét: "Dù thu nhập của CN không được như trước nhưng đây là nỗ lực rất lớn của ban giám đốc. Vì thế, chúng tôi mong người lao động (NLĐ) thấu hiểu và cùng nhau chia sẻ để vượt qua giai đoạn này. Mục đích cuối cùng là phát triển DN và việc làm ổn định cho NLĐ".

Lúc ăn nên làm ra, Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thanh Tâm (TP Thanh Hóa) luôn bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho 100 lao động (10 - 12 triệu đồng/người/tháng). Thế nhưng, nhiều tháng qua, do sản xuất gặp khó khăn nên doanh thu của DN sụt giảm. Dù vậy, ban giám đốc vẫn cố gắng bảo đảm lương và các phúc lợi cho NLĐ.

"Công ty chuyên về gia công kính và cửa cuốn, đặc thù công việc đòi hỏi NLĐ phải có tay nghề và ý thức kỷ luật lao động cao. Để giữ thợ giỏi, bằng mọi giá, công ty phải bảo đảm lương, thưởng, phúc lợi cho họ" - ông Trần Ngọc Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thanh Tâm, cho biết.

An tâm làm việc

Ngoài việc tích cực hỗ trợ DN tìm kiếm đơn hàng, Công đoàn Công ty TNHH Giày Aleron Việt Nam còn chủ động đề xuất ban giám đốc các giải pháp nâng cao đời sống tinh thần cho CN. Góc văn hóa được hình thành ngay trong khuôn viên mới là minh chứng cho nỗ lực của Công đoàn cơ sở.

Góc văn hóa được thiết kế khá bắt mắt và được bố trí ở một khu vực trang trọng.Ngoài tủ sách với nhiều đầu sách quý, góc văn hóa còn có tủ áo dài phục vụ nữ CN khó khăn và khu vực giải khát - tất cả đều miễn phí. Việc hình thành góc văn hóa giúp CN có thêm không gian sinh hoạt, thư giãn, gắn kết với nhau. Nhiều nữ CN xúc động cho biết cả đời họ không dám bỏ tiền may một chiếc áo dài. Nhờ công ty mà họ đã có áo dài để dự các sự kiện quan trọng của gia đình, làng xã.

Chị Đỗ Kiều Anh (ngụ phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), CN xưởng may gắn bó với Công ty TNHH Giày Aleron Việt Nam đã 12 năm. Trong thời điểm khó khăn hiện nay, chị đồng ý giảm giờ làm, không tăng ca.

"Đơn hàng ít nên thu nhập sụt giảm nhưng điều khiến chúng tôi hài lòng là ban giám đốc vẫn cố gắng duy trì chế độ phúc lợi. Công ty còn quan tâm nâng cao đời sống tinh thần cho NLĐ. Khó khăn trước mắt vẫn còn nhưng chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng DN" - chị Đỗ Kiều Anh bộc bạch.

Với anh Nguyễn Trọng Cảnh, CN Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Thanh Tâm, dù việc làm ít hơn nhưng vẫn có lương và được hưởng các chế độ phúc lợi đã là may mắn. "Công ty đối xử với CN rất chân tình ngay cả lúc khó khăn nên không ai có ý định dứt áo ra đi. Khó khăn rồi sẽ qua và tình hình việc làm, thu nhập của NLĐ sẽ ổn định" - anh Cảnh bày tỏ.

Hỗ trợ công nhân bị giảm giờ làm

LĐLĐ TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam vừa trao kinh phí hỗ trợ CN Công ty TNHH YS Vina (Cụm công nghiệp Trường Xuân) gặp khó khăn do giảm giờ làm sau khi DN bị cắt đơn hàng. 158 CN đã được hỗ trợ, mỗi trường hợp 1 triệu đồng.

Theo Quyết định 6696 của Tổng LĐLĐ Việt Nam (hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 06/NQ-ĐCT), NLĐ bị giảm giờ làm việc, ngừng việc; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 1-10-2022 đến hết 31-3-2023 thì được hỗ trợ, với mức từ 700.000 đến 3 triệu đồng/người, tùy đối tượng. Đến hết tháng 3-2023, các cấp Công đoàn đã nhận 53.592 hồ sơ với tổng số tiền đề nghị hỗ trợ gần 80 tỉ đồng. Các cấp Công đoàn đã thẩm định, quyết định hỗ trợ 17.681 trường hợp đủ điều kiện với tổng số tiền 22,73 tỉ đồng.

N.Tú

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo