xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khắc phục bất cập trong tuyển dụng giáo viên

Đặng Trinh

Năm học 2023-2024, TP HCM sẽ xây dựng đề án để có thêm chính sách hỗ trợ giáo viên tiểu học, đồng thời khắc phục những bất cập trong việc tuyển dụng giáo viên

Tại những hội nghị tổng kết các bậc học của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, một trong các nhiệm vụ quan trọng của ngành GD-ĐT thành phố là tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018, các nhiệm vụ của năm học, đặc biệt là việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh (HS).

Thiếu nguồn tuyển giáo viên nhiều môn

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục tiểu học - Sở GD-ĐT TP HCM, năm học 2023-2024, tổng số HS bậc tiểu học là 641.222 em. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học, TP HCM cần tuyển dụng 907 giáo viên (GV) tiểu học nhiều môn, 363 GV tin học, 501 GV tiếng Anh, 215 GV âm nhạc, 225 GV mỹ thuật và 178 GV thể chất.

Khắc phục bất cập trong tuyển dụng giáo viên - Ảnh 1.

Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thị Nhỏ (quận 11, TP HCM) trong giờ dạy học .Ảnh: TẤN THẠNH

Dù nhu cầu nhiều nhưng công tác tuyển dụng lại gặp khó khăn. Những khó khăn này lại xuất phát từ nhiều văn bản pháp luật. Chẳng hạn, mỗi ứng viên dự tuyển có thể đồng thời đăng ký xét tuyển nhiều nơi nên sau khi trúng tuyển, nhiều người bỏ nhiệm sở, gây khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp nhân sự đầu năm học, ảnh hưởng tiến độ và hoạt động giáo dục của đơn vị.

Trong khi đó, khó khăn khác khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở khối tiểu học là thiếu GV dạy tiếng Anh, tin học, mỹ thuật, âm nhạc ở cấp tiểu học. Vì không tuyển đủ số lượng GV do không có nguồn nên không đủ thầy cô bổ sung cho các trường tiểu học.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho rằng việc tuyển dụng GV còn nhiều bất cập. Ông nhận xét việc ứng viên có thể đăng ký thi tuyển nhiều nơi đã gây bất lợi. Để giải quyết tình trạng này, theo ông Hiếu, Phòng Tổ chức cán bộ - Sở GD-ĐT TP HCM cần tham mưu cho UBND các quận, huyện về mốc thời gian tuyển dụng. "Sở sẽ quy định một khoảng thời gian tuyển dụng và các quận, huyện thực hiện. Điều này sẽ bảo đảm được các điều kiện trong tuyển dụng" - ông Hiếu nhận xét.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc tuyển dụng GV gặp khó khăn là do thu nhập thấp, nhất là GV tiếng Anh, tin học. Ông Nguyễn Văn Hiếu thừa nhận dù TP HCM có điều kiện thuận lợi hơn nhiều địa phương khác nhưng thu nhập của GV mới ra trường vẫn khá thấp. Vì vậy, rất khó thu hút GV tiếng Anh, âm nhạc, mỹ thuật. "Do đó, sở đang xây dựng đề án để có thêm chính sách hỗ trợ GV tiểu học" - ông Hiếu khẳng định.

Trong khi đó, ở khối giáo dục trung học, theo báo cáo của Phòng Giáo dục trung học, TP HCM cũng đang đối mặt tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ. Để giải quyết, các cơ sở giáo dục xây dựng phương án điều chuyển GV từ nơi thừa sang nơi thiếu.

Sớm đổi mới phương pháp giảng dạy

Về kế hoạch, nhiệm vụ năm học mới đối với khối giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu hiệu trưởng các cơ sở giáo dục chủ động sắp xếp kế hoạch, xây dựng thời khóa biểu linh hoạt, phù hợp.

Theo đó, mỗi ngày, trường thực hiện đủ 7 tiết theo chương trình chính khóa, không bắt buộc phải sáng 4 tiết, chiều 3 tiết. Ngoài 7 tiết chính khóa mỗi ngày, có thể xây dựng chương trình của nhà trường và kế hoạch tổ chức thêm các hoạt động khác, tùy theo nhu cầu và năng lực HS. Sau giờ học mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng kế hoạch tổ chức các câu lạc bộ để HS tham gia cho đến khi được đón về.

Đối với việc kiểm tra, đánh giá HS trong năm học mới, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết việc chủ động, sáng tạo của các phòng GD-ĐT, cơ sở giáo dục là rất quan trọng. Theo ông, việc bồi dưỡng GV, chia sẻ kinh nghiệm giúp thầy cô tự tin hơn khi triển khai chương trình mới.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM nhấn mạnh các trường học cần sớm đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá HS từ những năm đầu của bậc THCS, tránh tình trạng đến năm lớp 9 mới thay đổi theo hướng tăng cường vận dụng thực tiễn. "Việc đổi mới đòi hỏi vai trò chủ động và quyết liệt của người đứng đầu đơn vị" - ông Quốc nhận định. 

Tiết đầu tiên bắt đầu từ 7 giờ 15 phút

Sở GD-ĐT TP HCM đã quy định rõ khung thời gian mỗi ngày đối với các cơ sở giáo dục tiểu học. Cụ thể, đối với các lớp học 2 buổi/ngày: Thời gian vào tiết đầu tiên buổi sáng là từ 7 giờ 30 phút trở đi, không trễ hơn 7 giờ 45 phút. Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi chiều không sớm hơn 14 giờ.

Đối với các lớp học một buổi/ngày: Thời gian vào tiết đầu tiên buổi sáng trong khoảng từ 7 giờ 15 phút đến 7 giờ 30 phút. Thời gian vào tiết đầu tiên buổi chiều trong khoảng từ 12 giờ 45 phút đến 13 giờ. Thời gian ra chơi của mỗi buổi học, kể cả tập thể dục, không ít hơn 30 phút.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo