xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngổn ngang

Lưu Nhi Dũ

Nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 22-3, những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà cảm thấy buồn và ray rứt bởi đã bước qua thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, khi mà nhiều nền giáo dục của các quốc gia đang phát triển đã hoạch định được hướng đi đúng đắn thì nền giáo dục nước ta vẫn cứ giẫm chân tại chỗ.

Bộ trưởng khẳng định trước các đại biểu Quốc hội một thực tế: “Thầy không đạt chuẩn thì thừa, chứ thầy đạt chuẩn thì thiếu nhiều”. Chất lượng người thầy như vậy làm sao có thể đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng? Đó có lẽ là một trong những lý do vì sao tình trạng sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm. Chỉ tính riêng tỉnh Thanh Hóa - một địa phương có đến 16 trường ĐH, CĐ, THCN cả công lẫn tư - đang có gần 30.000 học sinh, sinh viên ra trường vẫn chưa tìm được việc làm.
 
Con số này ở Nghệ An là hơn 12.000, thậm chí tỉnh này đã phải tạm dừng chính sách tuyển dụng sinh viên khá, giỏi. Nếu tính riêng ngành sư phạm, có ít nhất hơn 10.000 giáo sinh tốt nghiệp vẫn chưa có việc làm. Để khắc phục tình trạng này, bộ trưởng hứa sẽ đào tạo sinh viên ngành sư phạm hướng đến chất lượng. Vậy bấy lâu nay ngành sư phạm chỉ biết hướng đến số lượng?

Bộ trưởng cũng đã xin nhận “một phần” trách nhiệm về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là tiếng Anh và tin học. Dư luận đặt câu hỏi trách nhiệm của Bộ GD-ĐT chỉ vậy thôi sao? Vậy ai chịu trách nhiệm khi hơn 10 năm qua, các trường ĐH, CĐ mọc lên ồ  ạt, quy mô đào tạo của các trường tăng gấp đôi trong khi “thầy đạt chuẩn thì còn thiếu nhiều”? Đào tạo để làm gì khi mà đào tạo và nhu cầu, khả năng sử dụng nguồn nhân lực còn khoảng cách quá xa?

Những vấn đề khác mà các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận như việc đóng - mở các ngành đào tạo, liên kết đào tạo, phân biệt trường công - trường tư…, kể cả việc đào tạo tiến sĩ vừa học vừa làm, việc dạy thêm - học thêm... đã tự phác họa nên một nền giáo dục còn  quá nhiều bất cập, một bức tranh có quá nhiều mảng tối. Đó cũng là lý do mà bộ trưởng đã không trả lời được câu hỏi của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng rằng đến năm 2016 (tức hết nhiệm kỳ của Quốc hội), liệu chúng ta đã xây dựng được một nền giáo dục bền vững?

Giáo dục là quốc sách. Ngân sách đầu tư cho giáo dục luôn được ưu tiên, khoảng trên dưới 20% so với GDP - một tỉ lệ rất cao so với nhiều quốc gia khác nhưng vì sao nền giáo dục nước ta vẫn ngổn ngang?

Câu hỏi này chỉ có Bộ GD-ĐT mới đủ tư cách để trả lời nhưng những gì mà Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy vẫn chưa có lời đáp nào thỏa đáng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo