xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiêu chuẩn để đề bạt GS, PGS

NGUYỄN VĂN TUẤN (Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan - Úc)

Hy vọng những đề nghị cải cách này sẽ góp một phần vào việc nâng cao sự hiện diện khoa học Việt Nam trên trường quốc tế và đưa các đại học Việt Nam hội nhập quốc tế

Thông tư của Bộ GD-ĐT có nói đến tiêu chuẩn về công bố khoa học nhưng theo tôi thấy vẫn còn khá chung chung và có thể ứng dụng khác nhau theo cách hiểu và diễn giải của từng trường đại học (ĐH).

Để tối thiểu hóa vấn đề này, tôi đề nghị 4 tiêu chuẩn chung:

Thứ nhất là thành tựu nghiên cứu khoa học. Trong tiêu chuẩn này, ứng viên có thể được đánh giá qua số lượng và chất lượng bài báo khoa học. Bài báo có thể công bố trên các tập san quốc tế hay quốc nội.
Dĩ nhiên, không thể đánh đồng tập san quốc tế có bình duyệt (peer review) và quốc nội không có bình duyệt. Do đó, những ứng viên có bài trên các tập san quốc tế phải được đánh giá cao hơn những ứng viên công bố nghiên cứu trên những tập san không có bình duyệt. Chất lượng khoa học có thể đánh giá qua số lần trích dẫn hay uy tín của tập san.
Một công trình trên tập san (ví dụ) Lancet phải có giá trị gấp nhiều lần trên tập san trong nước. Số lượng và chất lượng còn tùy thuộc vào cấp bậc đề bạt vì giáo sư (GS) thì đòi hỏi phải có tiêu chuẩn cao hơn phó giáo sư (PGS).

Nghiên cứu khoa học có thể dẫn đến sáng chế, phát minh. Do đó, số lượng bằng sáng chế được đăng ký tại các tổ chức khoa học quốc tế (như WIPO) cũng là một chỉ tiêu phản ánh năng lực nghiên cứu khoa học của một ứng viên.

Thứ hai là giảng dạy. Chức danh GS thường gắn liền với giảng dạy ĐH. Xin nói rõ là giảng dạy thật sự (tức có soạn chương trình dạy, chấm điểm và tự mình lên lớp), chứ không phải lâu lâu xuất hiện nói chuyện trong hội nghị hay seminar.
Ở nước ngoài, tôi đã thấy nhiều ứng viên đem cả các thước phim DVD mà họ giảng dạy để làm bằng chứng về khả năng giảng dạy cho hội đồng xét duyệt.

Tiêu chuẩn giảng dạy còn bao gồm cả hướng dẫn nghiên cứu sinh cấp cao học (masters) và tiến sĩ. Ứng viên không chỉ trình bày và báo cáo số lượng nghiên cứu sinh tốt nghiệp mà còn phải báo cáo sự nghiệp của những người này hiện nay ra sao, ở đâu và có đóng góp gì cho giáo dục và nghiên cứu khoa học?

Thứ ba là phục vụ cho chuyên ngành. Một GS hay giảng viên (kể cả nhà khoa học không giảng dạy) cần phải có đóng góp cho chuyên ngành. Những đóng góp này có thể thể hiện qua các hình thức như được mời làm chuyên gia bình duyệt các công trình khoa học, các bài báo khoa học cho các tập san; thành viên trong ban biên tập các tập san khoa học... Thật ra, một số hình thức đóng góp này cũng có khi tùy thuộc vào uy tín của cá nhân ứng viên.

Thứ tư là đóng góp vào các hoạt động cộng đồng. GS ĐH không nên chỉ ngồi trong tháp ngà mà còn phải có đóng góp cho cộng đồng. Những đóng góp này có thể thể hiện qua bàn luận về các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị ở bình diện quốc gia và quốc tế. Tham gia cố vấn cho các cơ quan Nhà nước cũng là một hình thức đóng góp cho cộng đồng.

Tính từ năm 1977 (đợt phong GS lần đầu) đến nay, Việt Nam đã tiến phong cho hơn 9.000 GS và PGS. Đó là một con số rất lớn so với các nước trong vùng.
Nhưng điều bất bình thường ở Việt Nam là phần lớn những người có chức danh GS không làm nghiên cứu khoa học hay giảng dạy ĐH. Thật vậy, chỉ có 32% người có chức danh GS, PGS làm việc trong các trường ĐH-CĐ. Tình trạng này nảy sinh hiện tượng “quan GS” (vì phần lớn các GS, PGS phục vụ trong bộ máy công quyền).
Vì ít GS làm nghiên cứu và giảng dạy nên năng suất khoa học quốc gia của Việt Nam còn tương đối thấp so với các nước trong vùng. Mỗi năm, số công trình nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc tế của Việt Nam chỉ khoảng 1.000, bằng 1/5 của Thái Lan và Malaysia, 1/10 của Singapore.
 Ngoài ra, có năm Việt Nam không có một bằng sáng chế nào được đăng ký trên thế giới. Có thể nói quy chế và tiêu chuẩn về đề bạt chức danh GS trong thời gian qua chịu trách nhiệm một phần cho tình trạng thấp kém này.

Phải phù hợp với chuẩn quốc tế

Chức danh GS mang tính quốc tế và cách đề bạt cũng như tiêu chuẩn phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Một người có chức danh này phải xứng đáng với danh xưng đó, qua những thành tựu khoa học, giảng dạy và phục vụ cho chuyên ngành và cộng đồng.
Tôi nghĩ công chúng không đòi hỏi GS Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn GS quốc tế (vì điều này rất khó và không thực tế) nhưng ít ra tiêu chuẩn chung và quy trình đề bạt phải phù hợp với những gì các trường ĐH trong vùng và trên thế giới đã và đang làm.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo