xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học sinh nghiện game: không "cá biệt" mà là "đặc biệt"

Chi Phan - Phạm Dũng

(NLĐO) – Cần nhìn nhận học sinh nghiện game không phải là gánh nặng mà là những cá nhân có tiềm năng cần được khai phá và phát triển đúng hướng

Từ chia sẻ của một số phụ huynh về việc cho con vào trường cai nghiện game, chúng tôi đã liên hệ với một số giáo viên ở Trường Phổ thông Nội trú IVS (quận 12, TP HCM) để ghi nhận kinh nghiệm của họ trong quá trình cai nghiện game cho học sinh, việc mà nhiều gia đình phải bó tay.

Cách ly để thay đổi thói quen

Cô Võ Thị Cẩm Trinh, đại diện Ban Quản lý Trường Phổ thông Nội trú IVS, nhận định các bạn trẻ nghiện game sẽ gặp khó khăn trong việc sinh hoạt theo khuôn khổ. Đa phần các bạn khi sống tại nhà, được ba mẹ chăm lo, chìu chuộng sẽ không có ý thức độc lập, tự giác. "Khi vào Trường Nội trú IVS, các bạn được đưa vào một môi trường độc lập, nơi phải tự mình rèn luyện và từ đó hình thành nề nếp sinh hoạt.

"Các bạn phải rèn luyện từ những thói quen nhỏ nhặt hằng ngày như gấp gọn mền gối sau khi thức dậy, giặt giũ quần áo, vệ sinh phòng ốc gọn gàng… từ đó trưởng thành hơn và biết giá trị của lao động, không còn ỷ lại hay chờ đợi sự phục vụ của người khác" – cô Trinh nói.

Học sinh nghiện game: không "cá biệt" mà là "đặc biệt"- Ảnh 1.

Xa gia đình, vào trường nội trú, các em học sinh phải rèn lối sống tự lập, nề nếp

Ngoài ra, Trường Phổ thông Nội trú IVS xây dựng một môi trường không dùng tiền mặt và không có internet cho các em học sinh. Từ đó, tất cả các em sẽ bình đẳng với nhau, không có sự phân biệt giàu nghèo. Điều này cũng giúp hạn chế khả năng tiếp cận và sử dụng game online của học sinh, từ đó giúp họ tập trung vào các hoạt động giáo dục, thể chất và phát triển cá nhân.

Cần phác đồ riêng cho từng trường hợp nghiện game

Ông Kiều Văn Viên, giáo viên quản nhiệm tại trường IVS, thì cho rằng việc hiểu và xử lý vấn đề nghiện game không chỉ dừng lại ở việc cấm đoán, ngăn cản các em chơi game, mà còn liên quan đến việc phân tích sâu các nguyên nhân khiến các em chơi game và hậu quả của việc mê game quá độ.

"Mỗi trường hợp nghiện game cần có một phác đồ điều trị riêng tuỳ thuộc vào nguyên nhân sâu xa khiến các em mê game, bỏ học. Nếu do thiếu hụt kiến thức trong học tập, khiến các em chán nản, không theo kịp bạn bè nên sa đà vào game thì phải tập trung lấy lại căn bản cho các em. Nếu do hoàn cảnh gia đình, ba mẹ không quan tâm con cái, gia đình không gắn kết khiến các em tự tìm niềm vui qua game online thì gia đình phải có sự chấn chỉnh trong sinh hoạt. Nếu do môi trường xung quanh có nhiều bạn bè mê game rủ rê, đưa đẩy các em cùng chơi thì phải cách ly con ra khỏi môi trường đó…" – ông Viên phân tích.

Học sinh nghiện game: không "cá biệt" mà là "đặc biệt"- Ảnh 2.

Học sinh nghiện game: không "cá biệt" mà là "đặc biệt"- Ảnh 3.

Học sinh nghiện game: không "cá biệt" mà là "đặc biệt"- Ảnh 4.

Giờ học đàn và yoga của các em học sinh ở Trường Nội trú IVS

Lịch sinh hoạt ở trường cai nghiện game

5 giờ 30: Thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng

7 giờ: Vào lớp học

11 giờ 30 phút đến 13 giờ 30 phút: Ăn trưa và nghỉ ngơi

14 giờ 00: Học ngoại khóa, sinh hoạt các câu lạc bộ kỹ năng, hoặc tự học tại chỗ.

16 giờ 00 – 17 giờ 30 phút: Tập thể dục thể thao.

18 giờ 30: Ăn tối.

19 giờ 30: Sinh hoạt tự do

20 giờ 00: Về phòng tự học.

21 giờ 30: Đi ngủ

Ông Viên nhấn mạnh gia đình đóng vai trò chính trong quá trình cai nghiện game cho con. "Sự kết nối và yêu thương giữa cha mẹ và con cái là chìa khóa để giúp trẻ thoát khỏi lối sống nghiện game. Phụ huynh phải hiểu và đáp ứng được như cầu về tình cảm và tâm lý của con. Khi các bé tìm được niềm vui trong chính gia đình mình thì sẽ không còn phải tự tìm niềm vui qua thế giới ảo nữa" – ông Viên đúc kết.

Cai nghiện game: không tạo áp lực cho trẻ

Theo các giáo viên ở Trường Nội trú IVS, cai nghiện game có thành công hay không phụ thuộc vào việc điều chỉnh thói quen từ gốc. Các em học sinh phải được chú trọng vào rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục nhân cách và tham gia các hoạt động thể thao song song với việc học văn hoá theo sách giáo khoa.

Mục tiêu chính không chỉ là giúp học sinh thoát khỏi lối sống phụ thuộc vào game mà là việc phát triển các em thành những cá nhân tự lập và có trách nhiệm.

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, như việc chia sẻ thông tin về tiến trình và sự thay đổi của học sinh là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự tiến bộ liên tục và ngăn chặn các em tái nghiện.

Không nên nôn nóng muốn thấy sự thay đổi ngay lập tức trong hành vi của trẻ nghiện game. Cai nghiện game là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải xem xét đến nhiều yếu tố như tâm lý, môi trường xã hội, và tình trạng sức khỏe tinh thần của học sinh. Vì vậy, việc mong đợi một sự thay đổi nhanh chóng có thể tạo ra áp lực không cần thiết và thậm chí cản trở quá trình hồi phục của trẻ.

Hành trình giúp học sinh cai nghiện game không phải là một quá trình nhanh chóng hay dễ dàng. Đó là một hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiên trì, cố gắng không ngừng từ cả giáo viên, phụ huynh và chính bản thân học sinh.

Cuối cùng, theo các giáo viên ở đây, thay vì cho rằng các em mê game là học sinh "cá biệt" thì hãy xem họ là những người "đặc biệt". Việc tiếp cận những học sinh này không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để khai phá và phát triển những tài năng ẩn giấu. Mỗi học sinh là duy nhất và tất cả các em đều có khả năng đóng góp tích cực cho xã hội.

Tiến sĩ tâm lý Giang Thiên Vũ, Giảng viên khoa Tâm lý học trường ĐH Sư phạm TPHCM:

Cha mẹ bớt "mê" điện thoại!

Thực tế, không chỉ nghiện game, nghiện điện thoại thông minh cũng đang là căn bệnh trầm kha của giới trẻ.

Trên thế giới đã có những nghiên cứu minh chứng về mối liên hệ nghịch giữa nghiện điện thoại và kỹ năng sống. Mức độ nghiện điện thoại càng cao thì khả năng thực hành các kỹ năng xã hội càng thấp.

Trong bối cảnh hiện nay, không có cách thức nào hữu hiệu để người trẻ bớt nghiện điện thoại nếu từ trong gia đình, các bậc cha mẹ không thể làm gương cho con về thời gian tối đa khi sử dụng điện thoại hoặc những hành vi giao tiếp - ứng xử hòa nhã.

Gia đình phải là cái gốc để trẻ có thể học và điều chỉnh hành vi của mình. Nếu cha mẹ cứ "cắm đầu" vào điện thoại thì dù có "trăm liều thuốc tiên" cũng không thể giáo dục thành công con trẻ sử dụng điện thoại đúng cách, đúng liều và đúng lượng.

Do đó, nếu có sự đồng hành của cha mẹ, cùng sự giáo dục của đội ngũ giáo viên về hành vi sử dụng điện thoại hiệu quả, tình trạng này sẽ được đẩy lùi.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo