xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

AEC: Cơ hội hay “cú sốc”?

THÁI PHƯƠNG

Khả năng chống đỡ các cú sốc của doanh nghiệp vừa và nhỏ rất kém đang đặt ra thách thức lớn khi Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập vào cuối năm nay.

Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp (DN) TP HCM, cho rằng sự lo ngại nhiều hơn là cơ hội khi hội nhập vào thị trường 600 triệu dân của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) từ cuối năm 2015. Đây cũng là trăn trở của nhiều DN tham dự tọa đàm “Doanh nhân và báo chí hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN” do Cơ quan thường trực Ban tuyên giáo trung ương tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tại TP HCM tổ chức.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Hưng kể mỗi năm, Hiệp hội DN TP đều tổ chức khảo sát các thị trường lân cận như Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan… để tìm cơ hội đưa hàng Việt thâm nhập nhưng tỉ lệ thành công rất thấp. Chỉ vài mặt hàng có thương hiệu mạnh, mạng lưới phân phối rộng mới vào được siêu thị các nước trong khu vực.

Hàng Việt xuất ngoại quá khó vì hàng rào kỹ thuật được lập lên dày đặc ở các nước. Ngược lại, hàng nhập khẩu từ các nước, nhất là hàng Thái, đang ồ ạt đổ vào Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với hàng trong nước. Gần đây, nhiều tỉ phú người Thái thâu tóm các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại như Metro, Nguyễn Kim... “Nếu tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại này chỉ bán hàng Thái, không nhận hàng Việt thì hàng Việt sẽ đi về đâu, DN làm gì?” - ông Hưng băn khoăn.

Chưa hết, về nguồn vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh, DN Thái Lan vay vốn ngân hàng với lãi suất chỉ 5%-6%/năm, còn DN vừa và nhỏ trong nước phải vay vốn trung dài hạn với lãi suất 12%-14%/năm. Khi AEC thành lập, thuế nhập khẩu bằng 0% thì hàng từ Bangkok về TP HCM cũng như ở Hà Nội vào TP HCM, lãi suất vay cao như vậy DN Việt sẽ cạnh tranh bằng cách nào?

Ông Nguyễn Quốc Toản, Phó trưởng phòng thuế xuất nhập khẩu Cục Hải quan TP HCM, cho biết từ đầu năm 2015, theo cam kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đã có thêm 1.720 dòng thuế nhập khẩu của Việt Nam giảm về 0%. Hiện chỉ còn khoảng 600 dòng thuế đang áp mức 5% nhưng đến năm 2018 tất cả phải đưa về 0%, biến ASEAN thành thị trường chung, cạnh tranh sòng phẳng.

Có điều, trong khi các DN vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tận dụng tối đa thời cơ của Việt Nam để phát triển, hưởng ưu đãi về thuế suất với kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm hơn 60% cả nước thì DN trong nước lại thua ngay trên sân nhà. “Nguy cơ của Việt Nam là DN ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Như chuyện chúng ta có mỏ than khổng lồ mà phải đi nhập than thì đó là nghịch lý” - ông Toản nói.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Ngọc Luận, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn - ASEAN, đến nay hầu hết DN vẫn “lơ mơ” về AEC và chỉ khoảng 30% DN hiểu biết đủ để lên kế hoạch kinh doanh. Khả năng chống đỡ các cú sốc của DN Việt rất kém do thiếu chiến lược dài hạn nhưng phía nhà nước lại chưa có nhiều phương thức hỗ trợ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo