xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần đổi mới cách tiếp cận tín dụng

VŨ PHONG

Chỉ có khoảng 32% trong tổng số 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên

Đây là nội dung được TS Phạm Ngọc Long, Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho biết tại một hội thảo về xúc tiến đầu tư, mở rộng kết nối với ngân hàng (NH) tuần qua tại TP HCM.

Mức độ tín nhiệm chung thấp

Cả nước hiện có khoảng 500.000 DN nhỏ và vừa, chiếm 97,5% tổng số DN đang hoạt động thực tế. Dù vậy, nghiên cứu của Viện Khoa học Quản trị DN nhỏ và vừa cho thấy chỉ có khoảng 32% DN cho biết có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên, hơn 35% phản ánh khó tiếp cận và số còn lại không thể vay vốn NH.

Các kênh vay vốn từ NH chính sách xã hội, quỹ bình ổn giá… cũng gặp khó khăn. Một số kênh huy động vốn khác như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc tự huy động thì các DN nhỏ và vừa không đủ điều kiện và uy tín nên không thể thực hiện.

Tỉ trọng dư nợ tín dụng cho khối DN nhỏ và vừa chỉ chiếm khoảng 21,4% toàn nền kinh tế, tuy nhiên, số nợ xấu lại nhiều và tổng giá trị tài sản bảo đảm cũng tăng khoảng 7%, qua đó cho thấy mức độ tín nhiệm chung thấp và ràng buộc điều kiện tín dụng cao đối với khu vực này.

“Phần lớn tài sản bảo đảm là bất động sản nhưng đã bị giảm giá từ 20%-50% trong suốt mấy năm qua. Các NH thường buộc DN bổ sung tài sản bảo đảm để được duy trì hạn mức hoặc vay mới nhưng rất khó bởi các tài sản DN đã thế chấp hết cho NH trước đó” - TS Phạm Ngọc Long nhận xét.

Cần đổi mới cách tiếp cận hoạt động tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Hồng Thúy
Cần đổi mới cách tiếp cận hoạt động tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Hồng Thúy

Cần cơ chế đặc thù

Gần đây, do đầu ra bí, các NH thương mại đồng loạt hạ lãi suất huy động đầu vào để giảm chi phí. Nhiều khoản cho vay đối với một số DN cũng được hạ xuống mức thấp hơn so với trước, có khoản vay thấp hơn lãi suất huy động. Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển nhận xét có sự phân hóa khá mạnh về lãi suất cho vay. Trong khi DN mạnh được NH chủ động giảm lãi suất, đề nghị cho vay thêm thì các DN nhỏ và vừa vì nhiều rủi ro nên NH quyết không hạ lãi suất vì sợ tăng thêm nợ xấu.

“Chính phủ mong muốn giảm lãi suất cho các DN gặp khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính cho DN nhưng các NH lại có sự phân hóa mạnh lãi suất theo thị trường, theo khẩu vị rủi ro của từng NH” - TS Đinh Thế Hiển nhận xét.

Ngay kênh bảo lãnh vay vốn từ NH Phát triển Việt Nam (VDB) cũng rất thấp, tỉ lệ rủi ro bảo lãnh cao tới 26,9%. Một số quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương hoạt động cũng rất hạn chế dù có chủ trương phát triển bởi thủ tục thẩm định, phê duyệt, bảo lãnh không khác NH thương mại…

Theo TS Phạm Ngọc Long, DN nhỏ và vừa có quy mô vốn thấp, tổng tài sản sinh lời thấp, khó có mức doanh thu đủ lớn để có thể hấp dẫn NH cho vay, vì vậy cần đổi mới cách tiếp cận phù hợp hơn trong hoạt động tín dụng. Có thể cho DN vay qua đầu mối liên kết nghiên cứu - sản xuất - chế biến - tiêu thụ (liên kết ngành), mô hình tín dụng bảo lãnh trọn gói không cần tài sản bảo đảm hay mô hình tín dụng kích cầu có trọng điểm của Chính phủ…

Cần các nguồn vốn đa dạng được huy động tập trung trong khuôn khổ một định chế tài chính đặc thù, nhằm hỗ trợ chuyên biệt cho các DN nhỏ và vừa, giúp DN tiếp cận vốn dễ hơn với chi phí thấp mà không tăng gánh nặng cho ngân sách (Chính phủ không bao cấp mà chủ yếu hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo