xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn sa sút (*): Xử lý chưa hiệu quả

Tô Hà

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm

Từ sau Đại hội XII, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không còn giữ vai trò dẫn dắt nền kinh tế, thay vào đó, DNNN chỉ tập trung bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực mà thành phần kinh tế khác chưa hoặc không muốn đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế, DNNN chưa bị thôi thúc thực hiện chủ trương này do vẫn còn "cửa" ỷ lại vào ngân sách.

6 năm, chỉ phá sản 9 doanh nghiệp

Ông Phạm Đức Trung - Trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển DN, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - cho biết kỷ luật tài chính, kỷ luật ngân sách mặc dù được nói đến nhiều nhưng chưa có dấu hiệu cải thiện. Khi DNNN lâm vào tình trạng khó khăn, nhà nước vẫn còn các biện pháp hỗ trợ để tránh phá sản. Vì thế, DNNN và người quản lý không thấy áp lực phải cải cách, vượt qua khó khăn vì còn nhà nước đứng ra hỗ trợ. Điều này khiến mục tiêu giải thể DNNN yếu kém để giảm gánh nặng cho nền kinh tế không thực hiện được.

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn sa sút (*): Xử lý chưa hiệu quả - Ảnh 1.

Nhà máy Đạm Ninh Bình thua lỗ nhiều năm vừa phải xin Chính phủ ứng ngân sách trả nợ nước ngoài Ảnh: PHƯƠNG NHUNG

Theo CIEM, trong giai đoạn 2011-2015, cả nước chỉ phá sản được 8 DNNN thua lỗ. Từ năm 2016 đến nay, chỉ phá sản được 1 DN. Như vậy, trong hơn 6 năm chỉ phá sản 9 DN, con số này là quá ít so với toàn bộ DNNN thua lỗ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng trong đó, chủ yếu do chủ nợ và người lao động đều không muốn phá sản. Theo ông Phạm Đức Trung, đối với 12 đại dự án thua lỗ của Bộ Công Thương, cho phá sản gần như là bất khả thi với chính sách pháp luật hiện hành vì theo quy định, nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu, chủ nợ thì không thể phá sản.

Việc giao, bán, giải thể DNNN cũng gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011 đến nay chỉ có 11 DNNN làm ăn thua lỗ được giao, bán và 27 DNNN được giải thể. Đến năm 2016, cơ bản không còn thực hiện giải pháp này.

Chậm thoái vốn, cổ phần hóa

Trong khi đó, một trong những giải pháp quan trọng là thoái vốn, cổ phần hóa, giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước tại DN xuống mức đủ để đổi mới quản trị một cách thực chất cũng chưa được thực hiện đúng tiến độ đề ra.

Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính cho biết theo tổng hợp mới nhất về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn tại DNNN, 6 tháng đầu năm có 19 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị thực tế tại 19 DN này là hơn 31.000 tỉ đồng, giá trị thực tế vốn của nhà nước là hơn 7.900 tỉ đồng. Theo phương án đã được phê duyệt, vốn điều lệ của các DN sau cổ phần hóa còn hơn 8.800 tỉ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ hơn 4.000 tỉ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược hơn 3.000 tỉ đồng, số cổ phần bán đấu giá công khai là hơn 1.600 tỉ đồng.

Về tiến độ thoái vốn, các DN đã thoái được 3.466 tỉ đồng, thu về 14.842 tỉ đồng. Trong đó, riêng lĩnh vực nhạy cảm thoái được 2.557 tỉ đồng. Cục Tài chính DN đánh giá tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tiếp tục ì ạch, chủ yếu do một số lãnh đạo DNNN vẫn còn tư tưởng e ngại, chưa quyết liệt, sợ trách nhiệm. Hơn nữa, các DN thuộc diện cổ phần hóa từ nay trở đi có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị nên phải có thời gian chuẩn bị, xử lý…

Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ Tài chính đề xuất sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, ngành, địa phương đối với vốn, tài sản nhà nước tại các DN. Đồng thời, có cơ chế, chế tài để các tổ chức, cá nhân thực hiện hiệu quả các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ được phân công, phân cấp.

Ngồi trên đống tài sản mà kêu thiếu tiền

Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, nếu thực hiện thoái vốn nhà nước tại hơn 2.000 DN còn có vốn nhà nước trên 50%, theo tỉ lệ tại Quyết định 58 có thể thu được 20-30 tỉ USD. Nếu thoái vốn tại các DNNN đã niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể tạo ra giá trị vốn hóa khoảng 30 tỉ USD. Các DNNN đang nắm giữ khối tài sản khổng lồ nhưng hiệu quả sản xuất - kinh doanh hạn chế, quá trình tái cơ cấu thậm chí đang xấu đi chứ không tốt lên. Vì vậy, DNNN đang rơi vào tình cảnh ngồi trên đống tài sản mà kêu thiếu tiền.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo