xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng chất lượng khó bán (*): Ngon, dở đều cào bằng

SƠN NHUNG - NGỌC ÁNH

Người sản xuất đang phải chịu cảnh rau củ quả VietGAP, GlobalGAP được thu mua cào bằng với hàng thường

Sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện rất kém, chủ yếu qua khâu thương lái, trung gian nên rất khó nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm đầu ra ổn định.

Không được nhận diện

Chủ cửa hàng rau sạch mới mở trên đường Khánh Hội (quận 4, TP HCM) cho biết bà đã đi khắp các nhà vườn tại Đà Lạt nằm trong danh sách được chứng nhận GlobalGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) và VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) để tìm nguồn cung nhưng không hề dễ.

Đa số các hộ có diện tích canh tác nhỏ nên rất ít mặt hàng, chủ yếu là thu gom của nhiều hộ nên không thể tin vào chất lượng. Còn các HTX lớn, đa dạng nguồn hàng thì chủ yếu cung cấp cho các hệ thống bán lẻ lớn.

“Vì thế, chúng tôi phải đặt nhà vườn có uy tín trồng xen nhiều loại rau để vừa với quy mô của cửa hàng. Người trồng rau chả ai muốn làm bậy vì phun thuốc nhiều, họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng người tiêu dùng cứ thích hàng rẻ - đẹp lại thêm tác động từ thương lái thành ra cứ phải sản xuất đại trà” - bà chia sẻ.

Chuỗi cửa hàng Oganica sản xuất rau hữu cơ ở Đà Lạt để đưa về tiêu thụ tại TP HCM Ảnh: SƠN NHUNG
Chuỗi cửa hàng Oganica sản xuất rau hữu cơ ở Đà Lạt để đưa về tiêu thụ tại TP HCM Ảnh: SƠN NHUNG

Việc rau củ quả tiêu thụ ngoài thị trường hiện nay chủ yếu là dạng xá, chưa qua sơ chế, đóng gói, giá rẻ khiến nhiều HTX sản xuất rau VietGAP tại TP HCM “tâm tư”.

Ngay tại các siêu thị lớn trên địa bàn TP HCM thì hàng nhãn riêng của siêu thị và rau củ quả đổ đống cho người tiêu dùng lựa chọn vẫn chiếm số lượng áp đảo so với hàng đóng gói sẵn mang thương hiệu của các HTX.

TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho rằng dù đã triển khai nhiều năm nhưng đến nay, nhà nước vẫn chưa có quy định về dán nhãn từ nguồn cho các sản phẩm được chứng nhận VietGAP.

“Chỉ khi có nhãn thì người tiêu dùng mới nhận diện đâu là sản phẩm đã kiểm soát để từ đó hình thành các cửa hàng chuyên sản phẩm VietGAP. Chứ để như thế này thì thương lái thu gom, trộn lẫn nhau bán với giá cào bằng thì những doanh nghiệp (DN), nhà vườn làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP chỉ có nước phá sản” - TS Mai nói.

Xuất khẩu không dễ

Công ty Rau quả Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) hiện đang bao tiêu cho nông dân để xuất khẩu nhiều loại trái cây đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP. Tuy nhiên, tại hội chợ nông sản xuất khẩu mới đây, ông Lê Thọ, đại diện DN này, cho biết dù đã xuất khẩu đi một số nước nhưng để vào thị trường Mỹ thì DN phải có giấy “thông hành” của FDA (Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ).

“Để có sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu, DN phải đặt hàng từ các HTX. Tuy nhiên, nhà vườn không mặn mà bởi họ thích làm theo kiểu cũ nên khi sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP thì làm không đồng nhất, sản phẩm thu hoạch không đồng đều nên DN buộc phải loại bớt. Sản lượng thu mua từ nông dân chỉ tầm 20%-30%, số còn lại phải bán ra thị trường với giá như hàng xá nên họ nản” - ông Thọ nói.

Ông Thọ còn cho biết hiện nay, chôm chôm java của công ty đã có chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP nhưng trong nước thì khó bán do giá cao, còn xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ thì chưa thể do khó khăn trong việc thực hiện chiếu xạ vì chi phí khá cao, trung bình từ 0,1-1 USD/kg.

Bà Trần Thị Nguyên - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang - cũng cho biết hiện trên địa bàn huyện đã có 2 loại trái cây là sầu riêng và chôm chôm sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhưng đầu ra cũng không thuận lợi bởi giá thành cao.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 15-10

Kỳ tới: Điểm sáng từ chuỗi trứng, thịt

Rau quả hữu cơ đắt đỏ

Bà Phạm Phương Thảo, chủ cửa hàng thực phẩm hữu cơ Oganica (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM), cho biết từ mong muốn sử dụng thực phẩm không hóa chất nên bà đã nảy sinh ý tưởng kinh doanh chuyên biệt các sản phẩm này.

Mới đây, bà trồng 2 vụ cà chua trên Đà Lạt đều thất thu vì bị sâu bệnh trong khi giống cà chua Hà Lan mua tới 1 USD/hạt, khá đắt. Theo lý thuyết, giá thành sản xuất rau hữu cơ chỉ đắt gấp 1,5-2 lần sản xuất thường vì không được sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhưng thực tế giá thành lại đội lên gấp 3-4 lần. Do đó, giá bán rau quả hữu cơ hiện rất cao, chủng loại lại ít nên khó thu hút người tiêu dùng. “Khi hàng không bán được thì DN không đủ sức đầu tư thêm để hạ giá thành, tăng chủng loại. Người bán đợi người mua, người mua đợi kẻ bán thành ra cứ luẩn quẩn” - bà Thảo chia sẻ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo