xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khởi nghiệp nơi miền đất võ

NGỌC ÁNH

Khởi nghiệp là con đường khó nhưng chàng trai 9X Đặng Ngọc Vũ vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng

Cũng như đa số thanh niên nông thôn miền Trung, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Đặng Ngọc Vũ (SN 1991; quê xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) vào TP HCM học ngành quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP HCM) và ở lại lập nghiệp sau đó. "Tưởng chừng sẽ trụ lại TP HCM luôn nhưng năm 2018, khi ba tôi mất, mẹ không chịu theo vào ở cùng nên cả nhà quyết định trở về quê năm 2019" - anh kể lại.

Nung nấu giấc mơ khởi nghiệp

Về quê, Vũ chỉ đủ vốn sắm một tiệm tạp hóa nhỏ cho vợ buôn bán tại nhà. Còn Vũ thì kinh doanh dầu nhớt - công việc cũ của anh ở TP HCM - để có thu nhập. Dù vậy, Vũ luôn ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp nên trong quá trình rong ruổi chào hàng dầu nhớt, anh đã để ý, tìm kiếm ý tưởng dựng nghiệp.

Cuối cùng, Vũ chọn mô hình bánh canh rau củ sấy khô và thành lập Công ty TNHH MTV Vita (thương hiệu Vidata) ngay tại quê nhà. Trong đó, bánh canh là đặc sản địa phương nhưng hầu như chưa ai làm khô, cạnh tranh trên thị trường ít hơn và phần rau củ là sáng tạo riêng của anh. Các loại rau củ như: hẹ, hoa đậu biếc, mè đen, bí đỏ... không chỉ tạo màu sắc đẹp mắt mà còn bổ sung dinh dưỡng - phù hợp xu hướng tiêu dùng xanh ngày nay.

Với bánh canh khô, khách du lịch có thể mua mang về sau khi thưởng thức bánh canh tươi tại chỗ hoặc bán đi xa, thậm chí xuất khẩu do bảo quản được lâu. Mô hình tưởng chừng đơn giản nhưng chưa có ai làm nên Vũ phải mất gần 2 năm nghiên cứu từ sản xuất ra bánh canh tươi truyền thống, cách tạo màu tự nhiên bằng rau củ đến các xưởng cơ khí đặt hàng máy sấy khô...

"Tôi không phải là dân sản xuất, gia đình cũng không có nghề làm bánh canh nên phải đi học hỏi các làng nghề khắp Bình Định. Rất may mắn, tôi gặp được nhiều người giúp đỡ. Họ chỉ cho tôi nhiều bí quyết gia truyền để có bánh ngon" - anh Vũ nhớ lại.

Qua nhiều lần thất bại, nhiều mẻ bánh đổ đi, thậm chí máy cũng đặt lại, tiền bạc đổ sông đổ biển, cuối cùng Vũ cũng có được sản phẩm đưa ra thị trường. Tuy nhiên, những lô hàng đầu tiên bị khách chê, phải chỉnh sửa nên đến năm 2022, doanh số công ty mới đạt 300 triệu đồng. Song đổi lại, sản phẩm bán chạy tại các thành phố lớn và các khu du lịch. Nhiều sản phẩm được thiết kế bao bì đẹp mắt nên khách hàng chọn mua làm quà tặng. Đến năm 2023, Vidata có đơn hàng gia công bánh hỏi rau củ để xuất khẩu.

Theo anh Vũ, dự án đã có bước tiến dài. Từ sản phẩm ban đầu là bánh canh rau củ sấy khô được làm thủ công ở gian bếp gia đình, công ty đã xây dựng xưởng sản xuất 200 m2 và danh mục sản phẩm nối dài: bánh canh bột lọc, bánh hỏi, nui, bánh tráng...

Khởi nghiệp nơi miền đất võ - Ảnh 2.

Anh Đặng Ngọc Vũ và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tại gian hàng bánh canh, bánh hỏi rau củ Vidata khi tham gia cuộc thi khởi nghiệp ở TP HCM. Ảnh: AN NA

Thay đổi bản thân và nhiều người

Nói về con đường khởi nghiệp, chủ nhân Vidata cho biết bản thân anh từng bị gia đình phản đối cả trăm lần vì đổ quá nhiều thời gian, tiền bạc cho dự án mà ngày hái quả vẫn chờ ở tương lai.

"Tôi quyết tâm khởi nghiệp sản xuất vì hy vọng muốn thay đổi số phận của bản thân và nhiều người khác; muốn xây dựng cho mình một thương hiệu riêng, muốn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đầu ra bền vững cho nông sản quê nhà. Nếu chỉ để kiếm tiền, tôi chỉ cần làm thương mại sẽ khỏe hơn nhiều" - anh Vũ thành thật.

Chủ nhân Vidata đặc biệt trăn trở với tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, đó là lý do người dân phải rời quê, có nhiều làng chỉ còn người già và trẻ em. "Tôi muốn góp phần nhỏ bù vào chỗ thiếu đó, rồi dần sẽ lan rộng ra. Xưởng của tôi đang tạo việc làm cho 5 người. Trong tương lai, khi xưởng mở rộng sẽ có thêm nhiều việc làm được tạo ra" - anh Vũ kỳ vọng.

Theo anh Vũ, phong trào thanh niên khởi nghiệp tại quê hương anh còn chưa mạnh. "Đơn cử, cả xã Bình Nghi chỉ mới có 1 sản phẩm OCOP (chương trình "Mỗi xã 1 sản phẩm"). Tôi mong muốn lan tỏa tinh thần khởi nghiệp cho những thanh niên khác trong xã, huyện. Từ đó, tạo ra cộng đồng khởi nghiệp mạnh tại địa phương, góp phần nâng cao giá trị nông sản, đặc sản quê nhà và tạo ra nhiều việc làm tại chỗ" - anh Vũ bày tỏ.

Chủ nhân Vidata cũng nêu thuận lợi khi khởi nghiệp tại quê nhà là ở ngay vùng nguyên liệu. Dự án sản xuất bánh canh, bánh hỏi rau củ có sẵn gạo và rau củ xung quanh nên khi chế biến đều rất tươi ngon. Từ khi có xưởng sản xuất Vidata, nhiều người dân trong vùng được hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại cây như: nghệ, hoa đậu biếc, lá cẩm, rau chùm ngây, bí đỏ để cung cấp nguyên liệu cho xưởng với giá ổn định và bảo đảm có lợi nhuận.

Nhìn lại chặng đường khởi nghiệp của mình, anh Vũ cho rằng sự gian nan, vất vả một phần do bản thân tự mày mò nên phải trả giá. Do đó, anh rất cởi mở và nhiệt tình giúp đỡ những người có mong muốn khởi nghiệp. Anh còn tích cực tham gia các hội nhóm khởi nghiệp để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trên tinh thần "muốn đi xa thì đi cùng nhau". 

Ghi nhận bước đầu

Năm 2021, tại chung kết cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2021 tỉnh Bình Định, dự án của Đặng Ngọc Vũ đoạt giải nhì là nguồn động viên lớn với anh. Cuối năm 2022, sản phẩm bánh canh rau củ Vidata được chứng nhận OCOP 3 sao do UBND tỉnh Bình Địnhcấp.

Mới đây, anh Vũ và dự án bánh canh, bánh hỏi rau củ quả Vidata đã nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho nỗ lực đóng góp của dự án khởi nghiệp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo