xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu vỏ thép hỏng: Ngư dân sợ đi tù vì ngập nợ

Bài và ảnh: Anh Tú

Chậm nhất đến ngày 15-1-2018, việc thỏa thuận bồi thường giữa ngư dân và 2 đơn vị đóng tàu phải xong; đến ngày 20-2-2018, 2 công ty đóng tàu phải kết thúc việc bồi thường cho ngư dân.

Ngày 29-12, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp về việc đền bù thiệt hại cho ngư dân có tàu cá vỏ thép được đóng mới theo Nghị định 67 nhưng bị hư hỏng, phải nằm bờ trong thời gian dài chờ sửa chữa. Ngoài 2 đơn vị đóng tàu là Công ty TNHH MTV Nam Triệu (TP Hải Phòng), Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (tỉnh Nam Định) và các chủ tàu bị hư hỏng, tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Đại Nguyên Dương "xuống nước"

Ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bình Định, xác nhận sở đã có văn bản gửi Công ty Nam Triệu và Công ty Đại Nguyên Dương về việc bồi thường và hỗ trợ thiệt hại cho 19 tàu cá vỏ thép bị hư hỏng của ngư dân địa phương. Theo đó, tổng số tiền ngư dân yêu cầu bồi thường và hỗ trợ là 45,6 tỉ đồng cho 19 tàu. Trong đó, 5 tàu do Công ty Đại Nguyên Dương đóng bị yêu cầu bồi thường hơn 9 tỉ đồng và 14 tàu do Công ty Nam Triệu đóng bị yêu cầu bồi thường gần 36,6 tỉ đồng. Các khoản tiền mà chủ tàu yêu cầu bồi thường, gồm: nợ gốc, lãi ngân hàng; chi phí khắc phục, sửa chữa sau khi nhận tàu, mua thêm trang thiết bị, ngư lưới cụ bị hư hỏng; lỗ tổn phí, chi phí thuyền viên do tàu khai thác không hiệu quả; thuê tàu lai dắt do bị hư hỏng trên biển; chi sinh hoạt gia đình, trả phí neo đậu trong thời gian tàu nằm bờ sửa chữa...

Ngư dân sợ đi tù vì ngập nợ - Ảnh 1.

Ngư dân Bình Định bức xúc việc tàu vỏ thép vừa hạ thủy đã hư hỏng, xuống cấp nặng

Trong khi Công ty Nam Triệu thống nhất bồi thường cho ngư dân, Công ty Đại Nguyên Dương lại kiên quyết từ chối bồi thường với lý do đang gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, cuộc họp ngày 29-12 do UBND tỉnh Bình Định tổ chức để chốt lại việc đền bù cho ngư dân.

Tại cuộc họp, ông Bùi Hữu Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Nam Triệu, một lần nữa khẳng định đơn vị sẽ bồi thường thiệt hại cho ngư dân. "Tuy nhiên, việc bồi thường dựa trên nguyên tắc thiệt hại chính đáng, có tình và có lý" - ông Hùng nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc Công ty Đại Nguyên Dương, lại bất ngờ đổi ý so với nội dung trong công văn từ chối bồi thường vừa gửi cho cơ quan quản lý. "Tôi nghĩ rằng số tiền mà ngư dân yêu cầu bồi thường cho việc tàu vỏ thép hư hỏng quá cao. Bởi vậy, tôi muốn gặp ngư dân bàn bạc để mức bồi thường sao cho hợp tình, hợp lý. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ bồi thường thiệt hại cho họ" - ông Nguyên nói.

Khẩn trương sửa chữa tàu

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, dù quá hạn cam kết sửa chữa đã lâu nhưng địa phương vẫn còn 8 tàu cá vỏ thép bị hư hỏng nằm bờ, khiến nhiều người bức xúc. Ngư dân Nguyễn Văn Lý (ngụ xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ; chủ tàu BĐ 99004 TS) cho biết tàu hư hỏng phải nằm bờ cả năm nay. Ông lo sợ phải ở tù vì nợ nần. "Trong khi đó, Công ty Đại Nguyên Dương cứ rề rà sửa chữa, giờ vẫn chưa xong. Lúc mời đóng tàu thì họ nói như ru con ngủ, giờ gặp sự cố lại đối xử với chúng tôi như vậy" - ông Lý bức xúc.

Theo ông Trần Văn Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, địa phương có 7 tàu vỏ thép bị hư hỏng nhưng đến nay mới chỉ 1 tàu sửa chữa xong, số còn lại vẫn chưa biết đến khi nào ra khơi. "Chúng tôi đề nghị 2 đơn vị đóng tàu phải khẩn trương sửa để ngư dân sớm ra khơi, giảm thiểu thiệt hại. Nếu tình trạng này kéo dài, ngư dân không thể nào chịu đựng nổi" - ông Hương ngao ngán.

Trước những bức xúc của ngư dân và chính quyền địa phương, ông Bùi Hữu Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Nam Triệu, thừa nhận tiến độ sửa chữa tàu của đơn vị không đạt yêu cầu. "Nguyên nhân sửa tàu chậm là do yếu tố khách quan, như mưa bão kéo dài... Sắp tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh tiến độ sửa chữa tàu để ngư dân sớm vươn khơi bám biển" - ông Hùng cam kết.

Trong khi đó, đại diện Công ty Đại Nguyên Dương không có ý kiến gì về việc chậm sửa chữa, khắc phục tàu.

Chưa hài lòng với giải thích của đại diện Công ty Nam Triệu, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định Phan Trọng Hổ cho rằng các đơn vị đóng tàu đã hứa nhiều lần rồi mà vẫn chưa sửa chữa tàu xong. Công ty Nam Triệu đã 4 lần xin gia hạn sửa chữa nhưng đến nay vẫn còn 4 chiếc chưa ra khơi được. "Mùa mưa bão qua rồi, chúng tôi đề nghị các đơn vị đóng tàu một lần nữa cam kết đến khi nào sửa chữa xong các tàu còn lại để ngư dân biết mà chờ đợi" - ông Hổ nhấn mạnh.

Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, yêu cầu các chủ tàu cần đưa ra yêu cầu bồi thường hợp tình, hợp lý vì vụ này là sự cố ngoài ý muốn đối với các đơn vị đóng tàu. "Tôi yêu cầu 2 đơn vị đóng tàu khẩn trương khắc phục, sửa chữa để ngư dân ra khơi. Nếu để tàu nằm bờ càng lâu, không chỉ ngư dân mà chính các đơn vị đóng tàu cũng bị thiệt hại do phải bồi thường nhiều hơn. Bên cạnh đó, chậm nhất đến ngày 15-1-2018, việc thỏa thuận bồi thường giữa ngư dân và 2 đơn vị đóng tàu phải xong. Đến ngày 20-2-2018, 2 đơn vị đóng tàu phải thực hiện xong việc bồi thường cho ngư dân. Hiện Bộ Công an đã đưa vụ việc hàng loạt tàu vỏ thép ở Bình Định thành chuyên án. Bởi vậy, nếu đơn vị đóng tàu nào có thiện chí bồi thường thì sự việc sẽ nhẹ nhàng hơn" - ông Châu nhận định. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo