xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thận trọng khi giá gạo tăng nóng

Ca Linh

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 1-11, gạo Việt Nam có mức giá cao nhất so với các quốc gia xuất khẩu lớn trên thế giới.

Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam có giá 653 USD/tấn, trong khi Thái Lan 560 USD, Pakistan 563 USD. Gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịch ở mức 638 USD/tấn, trong khi Thái Lan 520 USD, Pakistan 488 USD...

Thị trường lúa gạo đã trải qua nhiều biến động và thời gian gần đây, giá mặt hàng này luôn trong xu hướng tăng. Giá lúa gạo tăng cao thường do tác động của các bên trong chuỗi cung ứng, dẫn đến việc giao hàng của doanh nghiệp (DN) gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ, hợp đồng xuất khẩu có thời gian giao hàng từ 1 đến 3 tháng.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VFA, cho rằng giá gạo Việt Nam tăng nóng như hiện nay đã dẫn đến một số trường hợp DN vì lỗ nhiều nên hủy hợp đồng, nhất là các đơn vị có tiềm lực kinh tế yếu. Với các DN lớn, khi giao hàng gần xong, để giữ chữ tín với đối tác, họ buộc phải mua gạo giá cao nhằm gom đủ theo hợp đồng. Đây là nguyên nhân chính đẩy giá gạo tăng cao hơn.

Thận trọng khi giá gạo tăng nóng - Ảnh 1.

Giá lúa tại ĐBSCL đang tăng cao. Ảnh: NGỌC TRINH

Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty Lương thực Phương Đông, nhận định: "Khi giá gạo Việt Nam quá cao, khách hàng chuyển sang mua gạo Thái Lan. Nếu người tiêu dùng đã quen ăn một loại gạo nào đó thì khó quay lại mua gạo của chúng ta. Nhiều DN hiện không dám trữ hàng vì lo ngại khi gạo Ấn Độ xuất khẩu trở lại thì giá sẽ lao dốc nhanh. Trong giai đoạn này, các DN khó kinh doanh, thương lái cũng vậy, không dám trữ hàng trong kho nếu không có hợp đồng".

Theo ông Phạm Quang Diệu, Kinh tế trưởng Công ty CP Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (Agro Monitor), xuất khẩu gạo của nước ta năm nay có khả năng đạt 8 triệu tấn. Như vậy, sang năm 2024, gạo tồn kho sẽ rất ít nên các DN phải hết sức thận trọng; nếu không thì sẽ gặp rủi ro như năm nay - ký hợp đồng nhiều nhưng không lường được nguồn cung hạn hẹp, lúc giá bật lên lại gặp khó khăn.

Ông Diệu cho rằng cần lưu ý khi gạo Ấn Độ quay lại thị trường, mặt bằng giá sẽ hạ xuống. Để xuất khẩu trong năm 2024 tốt hơn, DN phải hết sức thận trọng khi quyết định ký hợp đồng giao xa, vì nguồn cung hạn hẹp. Bên cạnh đó, nếu các ngân hàng thúc đẩy tín dụng cho ngành gạo thì sẽ hỗ trợ DN tốt hơn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Bà Trần Thanh Bình, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, nhìn nhận: "Gạo Việt Nam có giá cao và việc này do thị trường quyết định. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam đã tương đương cả năm 2022 và giá trị tăng gần 35%, cho thấy giá bình quân xuất khẩu gạo của chúng ta đã tăng".

Bộ Công Thương đang nghiên cứu sửa đổi Nghị định 107/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo. Trong đó, một số vấn đề được tập trung xem xét: Siết chặt chế tài đối với DN xuất khẩu gạo; DN phải có hợp đồng liên kết và xây dựng vùng nguyên liệu; hướng đến xây dựng khung để tạo điều kiện cho DN ổn định thị trường đối tác mà không phụ thuộc 1-2 đầu mối thương mại…

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Thận trọng khi giá gạo tăng nóng - Ảnh 3.
Thận trọng khi giá gạo tăng nóng - Ảnh 4.
Thận trọng khi giá gạo tăng nóng - Ảnh 5.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo