xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bán hàng cấm rồi biến

QUÝ AN - NHƯ PHÚ

Ngoài hai công ty buôn hàng quân trang quân dụng là Tài Lan Anh và Phúc Thọ, phóng viên Báo NLĐ phát hiện thêm nhiều công ty khác có hành vi tương tự. Trong đó, có hiện tượng lập công ty làm “sân sau” để bán hàng cấm rồi bỏ trốn

Như Báo NLĐ ngày 9-7 đã đề cập trong bài “Núp bóng từ thiện, kinh doanh hàng cấm”, Công ty Thanh Nga (đơn vị đỡ đầu Trường Tia Sáng do ông Tô Tuấn Anh sáng lập) đã mua hàng quân trang quân dụng của hai công ty tại TPHCM là Việt Sơn Hà và Hiệp Nhất Phát như gậy cao su, còng số 8, gậy sắt 3 khúc, bình xịt hơi cay... Trên thực tế, Công ty Thanh Nga chỉ là một trong nhiều đối tác mua quân trang quân dụng của hai công ty này. Điều bất ngờ là, theo điều tra của chúng tôi, cả Việt Sơn Hà lẫn Hiệp Nhất Phát đều là những công ty “ma”.


Qua mặt cơ quan thuế


Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số 1180 đường Hiệp Nhất Phát, phường 4, quận Tân Bình - TPHCM là nơi đặt trụ sở của Công ty Hiệp Nhất Phát. Người dân ở khu vực này cho biết trước đây Hiệp Nhất Phát có thuê nhà và đặt bảng hiệu công ty tại địa chỉ trên, song chẳng thấy ai tới giao dịch. Trong công ty chỉ có một nữ nhân viên trực điện thoại, cứ cuối tháng thì có một người đàn ông đến phát lương cho cô ta.


Chi cục Thuế quận Tân Bình cho biết Công ty Hiệp Nhất Phát do bà Nguyễn Thị Thúy Nga làm giám đốc, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 19-8-2008. Đến đầu tháng 3-2009, công ty này chuyển trụ sở sang quận Bình Tân.

Tháng 5-2009, Hiệp Nhất Phát thình lình... biến mất và Chi cục Thuế quận Bình Tân có thông báo xác định công ty này đã bỏ trốn. Sưu tra tại Cục Thuế TPHCM ngày 8-7-2009 cũng khẳng định điều này. Như vậy, trước khi mất tích, Hiệp Nhất Phát đã nhanh tay bán ra nhiều lô hàng, trong đó có các lô hàng quân trang quân dụng đã nói ở trên, trốn đóng một khoản thuế rất lớn; đồng thời, một lượng hóa đơn không nhỏ của công ty này đã tuồn ra thị trường mua bán hóa đơn “đen”.

img
Trụ sở Công ty Việt Sơn Hà nay biến thành quán cà phê.


Việt Sơn Hà cũng sử dụng chiêu thức tương tự. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty Việt Sơn Hà được cấp phép hoạt động từ ngày 3-10-2008. Tháng 11-2008, công ty này bán lô hàng quân trang quân dụng cho Công ty Thanh Nga trị giá 200 triệu đồng.

Nhận thấy Việt Sơn Hà có dấu hiệu bất minh, Báo NLĐ đã đề nghị Chi cục Thuế quận Tân Bình cung cấp thông tin về công ty này. Trong văn bản trả lời Báo NLĐ ngày 8-7, Chi cục Thuế quận Tân Bình cho biết từ tháng 12-2008 đến nay, Công ty Việt Sơn Hà chưa thực hiện nghĩa vụ nộp tờ khai thuế nên chưa đủ cơ sở để cung cấp thông tin.


Nhưng theo xác minh của chúng tôi, địa chỉ 40 Nguyễn Phúc Chu, phường 15, quận Tân Bình, TPHCM - nơi Công ty Việt Sơn Hà đăng ký trụ sở - nay đã biến thành quán cà phê truyền hình cáp. Người dân ở khu vực trên cho biết trước đây tại địa chỉ này có đặt tấm biển Công ty Việt Sơn Hà nhưng đã dẹp từ vài tháng trước.


Theo quy định tại Luật Quản lý thuế, hằng tháng, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế tại địa bàn trú đóng nhưng Công ty Việt Sơn Hà không khai thuế trong hơn 6 tháng và biến mất từ lâu, trong khi Chi cục Thuế quận Tân Bình thì... ngồi chờ và không biết!


Liên minh và "sân sau"


Hai công ty “ma” Hiệp Nhất Phát và Việt Sơn Hà có liên quan gì với Tài Lan Anh và Phúc Thọ - hai doanh nghiệp sở hữu kho quân trang quân dụng trái phép vừa bị phát hiện tại quận Tân Phú – TPHCM?


Ngày 9-7, chúng tôi tiến hành xác minh tại Chi cục Thuế quận Tân Phú. Hồ sơ thuế trong tháng 10-2008 cho thấy Công ty Tài Lan Anh có giao dịch với Công ty Thanh Nga. Thêm nữa, trong khoảng thời gian từ quý III/2008 đến tháng 6-2009, Công ty Tài Lan Anh đã bán rất nhiều lô hàng, trong đó có các mặt hàng quân trang quân dụng, cho nhiều đơn vị khắp cả nước. Những mặt hàng cấm tàng trữ, mua bán này cùng chủng loại với các loại quân trang quân dụng tại kho ở quận Tân Phú mà cơ quan chức năng đang nghi là của ông Tô Tuấn Anh.

img
Hóa đơn của công ty "ma" Lương Tư bán hàng (trong đó có quân trang quân dụng) cho Công ty Phúc Thọ. Ảnh: N.PHÚ


Ngoài ra, tại văn bản số 3211/CCT-KTT3 của Chi cục Thuế quận Tân Bình ký ngày 24-3-2009 có cung cấp thông tin đáng chú ý: Trong quý IV/2008, Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lương Tư, địa chỉ tại phường 4, quận Tân Bình có bán hàng cho Tài Lan Anh và Phúc Thọ.

Dù trên tờ khai chỉ ghi chung chung sản phẩm bán ra là “hàng hóa” nhưng trong tờ hóa đơn giá trị gia tăng chúng tôi có được, các mặt hàng mà Công ty Lương Tư bán ra là quân trang quân dụng, như gậy cao su, giày sĩ quan, áo sĩ quan... (tiền hàng mỗi hóa đơn hơn 200 triệu đồng). Văn bản nói trên của Chi cục Thuế quận Tân Bình khẳng định Lương Tư là doanh nghiệp “ma”, đã biến mất từ tháng 3-2009.


Thêm một phát hiện nữa là ngoài việc giữ chức giám đốc của Công ty Thanh Nga, ông Trần Văn Hữu (“tay chân” của ông Tô Tuấn Anh) còn là thành viên góp vốn trong Công ty Phúc Thọ. Như vậy, có thể khẳng định giữa ba công ty “ma” Việt Sơn Hà, Hiệp Nhất Phát, Lương Tư và Thanh Nga, Tài Lan Anh, Phúc Thọ có quan hệ mắt xích trong hoạt động buôn hàng cấm.

Trong đó, có thể thấy vài doanh nghiệp đã được dựng lên để làm công ty “sân sau” nhằm được quyền mua hóa đơn giá trị gia tăng, sau đó bán hàng rồi âm thầm giải tán doanh nghiệp, trốn thuế, trốn trách nhiệm pháp lý và tung hóa đơn ra bán tại thị trường “đen”.


Đến lúc này, câu hỏi đặt ra là kho quân trang quân dụng của hai công ty Tài Lan Anh và Phúc Thọ có nguồn gốc từ đâu? Được biết, các cơ quan pháp luật hữu trách đã vào cuộc để điều tra vụ này.

Đủ cơ sở pháp lý quy buộc ông Tô Tuấn Anh

Ông Phạm Thanh Bình, Đội trưởng Đội QLTT quận Tân Phú (Chi cục QLTT TPHCM), cho biết đến thời điểm này, ông Tô Tuấn Anh vẫn chưa đến đội để giải quyết vụ việc theo thư mời. Hai công ty sở hữu kho quân trang quân dụng bị phát hiện, bắt giữ là Tài Lan Anh và Phúc Thọ đều do người khác đứng tên làm giám đốc nhưng theo Đội QLTT quận Tân Phú, ông Tô Tuấn Anh mới là chủ thật sự bởi ông đứng tên chủ tài khoản cả hai công ty này.

Thêm nữa, theo Đội QLTT quận Tân Phú, sổ sách, chứng từ giao dịch buôn bán của 2 công ty đều do ông Anh đứng tên, địa chỉ 2 công ty vi phạm cũng là nhà của ông. Những chứng cứ này chứng minh rằng đã đủ cơ sở pháp lý khẳng định ông Tô Tuấn Anh là chủ của Công ty Tài Lan Anh và Công ty Phúc Thọ.

N.Hải

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo