xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phá án từ sợi tóc, móng tay

MẠNH DUY - NGỌC DUNG

Nhờ công nghệ giám định ADN mà trong nhiều vụ án, khi gần như mất hết dấu vết, thủ phạm vẫn được tìm ra

Trung tâm Cơ sở dữ liệu gien tội phạm quốc gia thuộc Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) mỗi năm xử lý khoảng 500 vụ trọng án liên quan tới các hành vi giết người cướp của, hiếp dâm, mất tích… Thượng tá Nguyễn Văn Hà, phó giám đốc trung tâm, cho biết: “Nếu không có công nghệ giám định gien, rất nhiều vụ án sẽ rơi vào bế tắc, không thể tìm ra thủ phạm”.

Trợ thủ đắc lực

Phòng thí nghiệm giám định gien thuộc Viện Khoa học Hình sự hoạt động vào năm 1999. Từ đó, hàng loạt vụ án có độ khó cao đã được khám phá nhanh chóng. Công tác giám định ADN cũng phục vụ đắc lực trong quá trình điều tra phá án.

Trong số 500 vụ án phải nhờ đến giám định gien được Viện Khoa học Hình sự xử lý mỗi năm, hầu hết đều là trọng án. Có nhiều vụ dấu vết để lại rất ít, chỉ là sợi tóc hay mẩu móng tay, thậm chí dấu tích thông thường gần như không có nhưng sau khi giám định ADN, tội phạm buộc phải “hiện nguyên hình”.
Thượng tá Nguyễn Văn Hà dẫn chứng: “Vụ án giết người trong một nhà nghỉ ở Thái Bình gần đây, hiện trường gần như bị hung thủ xóa hết dấu vết, ngoại trừ một chai nước. Việc giám định vân tay trên chai nước của cơ quan chức năng không có hiệu quả khi dấu vết để lại cũng không còn. Chúng tôi đã đề nghị bổ sung giám định tế bào niêm mạc miệng. Cùng với việc khoanh vùng điều tra, kết luận giám định ADN đã tìm ra hung thủ”.

Một vụ trọng án khác có sự giúp sức rất lớn của giám định ADN là vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua. “Chúng tôi lấy mẫu máu ở hiện trường đem đi giám định ADN và có thể kết luận hai điều: hung thủ không có quan hệ họ hàng với nạn nhân và chỉ có một người. Sau khi đối chứng mẫu gien thì chúng tôi kết luận được Lê Văn Luyện chính là thủ phạm”- thượng tá Hà nói.

Tàng thư gien tội phạm

Khác với những trung tâm giám định ADN khác, Viện Khoa học Hình sự phải xử lý nhiều tình huống khi mà mẫu gien ở hiện trường phức tạp và khó lấy. Chẳng hạn các vụ hiếp dâm tập thể, mẫu tinh trùng của nhiều đối tượng lẫn vào nhau hoặc các vụ giết người lâu ngày mới phát hiện, mẫu máu ở hiện trường bị biến tính. Trong những trường hợp này, theo thượng tá Hà, phải làm đi làm lại nhiều lần, tách các gien trùng lặp để đoạn ADN của thủ phạm hiện rõ.

Dù được đánh giá là thành công nhưng theo Viện Khoa học Hình sự, không ít vụ án đi vào bế tắc do việc thu mẫu và bảo quản mẫu gien ở hiện trường hiện nay chưa được chú trọng.
Để giải quyết hạn chế này, đại tá Hà Quốc Khanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự, cho biết viện đang xây dựng tàng thư gien tội phạm quốc gia. Với tàng thư này, khi khám nghiệm hiện trường, tất cả các mẫu gien sẽ được thu gom tập trung để xử lý. Theo đại tá Khanh, cơ sở dữ liệu ban đầu để tàng thư gien này đi vào hoạt động là 50.000 mẫu ADN của tội phạm.

“Chúng ta cũng cần một tàng thư gien tội phạm để phối hợp với Interpol trong việc phát hiện các tội phạm người Việt Nam gây án ở nước ngoài hoặc người nước ngoài gây án tại Việt Nam”- đại tá Khanh nhìn nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo