xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nặng gánh viện phí, phụ phí

NGỌC DUNG

Với gần 40% dân số chưa có thẻ BHYT thì viện phí tăng cao sẽ trở thành gánh nặng của không ít gia đình, đặc biệt là những người cận nghèo chưa có thẻ BHYT hoặc lao động tự do đang chật vật kiếm sống hằng ngày

Chị Đinh Thị Ngọc, 42 tuổi, ở Nghệ An, đang điều trị áp xe thận tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai, cho biết khi đi khám bệnh, bác sĩ chỉ định phải nhập viện điều trị gấp. Vì chưa chuyển được thẻ BHYT nên điều trị chưa đầy một tuần, chị đã phải trả 10 triệu đồng viện phí. “Mấy ngày nay, cả nhà đôn đáo xin chuyển bảo hiểm của tôi về BV để đỡ được phần nào khoản viện phí trong những ngày tới nhưng chẳng biết có được không”- chị Ngọc lo lắng.

Chật vật cùng chi trả

Trong khi đó, chị Nguyễn Thanh Hà, 27 tuổi, ở Hà Tĩnh, bị suy thận độ 4, ngẩn người khi nhẩm tính ra khoản cùng chi trả mà chị phải trả khi thực hiện viện phí mới sau 6 lần chạy thận nhân tạo kể từ lúc nhập viện. Chị Hà cho biết dù có thẻ BHYT thuộc đối tượng cận nghèo nhưng lúc nhập viện, gia đình chị Hà đã phải nộp trước cho BV 5 triệu đồng. “Số tiền này chắc là sẽ được trừ dần vào khoản 20% cùng chi trả cho quá trình điều trị của tôi ở đây. Nhưng có lẽ cũng chẳng được bao nhiêu vì ngoài chạy thận, còn tiền thuốc và nhiều thứ khác nữa” - chị Hà nói.

Anh Chu Văn Toàn, quê ở Hà Nam, được điều trị tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) vì bị rắn độc cắn. Để chữa khỏi bệnh, anh Toàn sẽ phải điều trị ít nhất 2 tuần, rất tốn kém. Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại cộng với việc không có thẻ BHYT thì gia đình anh khó kham nổi. Các bác sĩ ở đây cho biết anh Toàn chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân không có thẻ BHYT với các căn bệnh bất thường không được báo trước.
Với các ca bệnh phải điều trị bằng kỹ thuật cao mà không có thẻ BHYT, người bệnh sẽ phải chi trả rất tốn kém. Theo tính toán, mỗi ngày, anh Toàn sẽ phải trả hơn 4 triệu đồng viện phí. Nếu có thẻ BHYT, anh chỉ phải đồng chi trả 20%, tức là 800.000 đồng/ngày hoặc nếu được xác nhận hộ cận nghèo, anh chỉ phải trả 5% cho một ngày điều trị. Thế nhưng, ngay cả số tiền đồng chi trả này cũng là quá lớn với một bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn như anh Toàn.

Một chuyên gia y tế cho rằng khi mức viện  phí tăng lên bao nhiêu lần thì mức cùng chi trả của người dân cũng tăng theo. Dù có tính toán kiểu gì đi chăng nữa thì tăng viện phí cũng thêm gánh nặng cho người bệnh, kể cả bệnh nhân có BHYT. Quyết định điều chỉnh 447 giá dịch vụ y tế với mức tăng trung bình từ 2 đến 4 lần và một vài dịch vụ tăng hơn 6 lần thì người không có thẻ BHYT, đặc biệt là người nghèo, sẽ phải đóng một khoản tiền rất lớn.

Huy động nguồn Quỹ 139

Phân tích đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất khi viện phí tăng, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), cho biết với gần 40% dân số chưa có thẻ BHYT thì tác động lớn nhất chính là người cận nghèo chưa có thẻ BHYT. Tiếp đến là những người có thu nhập không ổn định, lao động tự do, người làm việc phụ theo thời vụhằng ngày phải lo kiếm sống hơn là nghĩ đến việc phòng bệnh. 
Ông Lý Ngọc Kính, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế y tế Việt Nam, cho rằng cần sớm huy động Quỹ Hỗ trợ Khám chữa bệnh cho người nghèo (Quỹ 139) để người bệnh nghèo có nguồn quỹ hỗ trợ cùng chi trả. “Thế nhưng, cái khó của nguồn quỹ này ở chỗ quỹ được lấy từ nguồn ngân sách của địa phương và hoạt động trong nội bộ tỉnh.
Với những bệnh nhân điều trị trong tỉnh có thể sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời, còn bệnh nhân điều trị ở ngoại tỉnh chắc rất khó vì quỹ này chưa có cơ chế thanh toán đa tuyến. Trong khi đó, những người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo có chi phí lớn hầu hết phải điều trị ở tuyến Trung ương”- ông Kính băn khoăn. Ông Kính cho rằng với người bệnh nghèo không chỉ hỗ trợ thẻ BHYT là xong, bởi ngoài tiền thuốc, tiền chữa bệnh thì còn vô vàn các khoản “phụ phí” không tên mỗi khi vào BV. Vì vậy, nên bỏ khoản 5% đồng chi trả với người nghèo.

Ông Phạm Lương Sơn cho rằng để người nghèo nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Quỹ 139, các địa phương nên sớm có phương án hỗ trợ. Có thể là hình thức BV miễn giảm trực tiếp khi bệnh nhân kết thúc đợt điều trị, sau đó BV thanh toán lại với Quỹ 139, nơi bệnh nhân sinh sống hoặc ước lượng số tiền mà người bệnh phải chi trả cho đợt điều trị, từ đó xác nhận để người bệnh có cơ sở tạm ứng trước với quỹ một khoản tiền nào đó. Phương án cuối cùng là người bệnh phải tự nộp tiền, sau đó cầm chứng từ thanh toán với địa phương để nhận lại khoản hỗ trợ.

Hơn một nửa chi phí y tế do người dân trả

Ngày 16-4, tại hội thảo về tăng cường hệ thống y tế và tài chính ở Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hiện nay, hơn 50% chi phí chăm sóc sức khỏe vẫn do người dân tự chi trả, mức chi này đang cao hơn nhiều nước trong khu vực. “Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chi tiêu công cho y tế trong tổng chi y tế (ngân sách Nhà nước thu qua thuế, BHYT và nguồn viện trợ) phải đạt tối thiểu 50%, tuy nhiên ở Việt Nam, tỉlệ này mới đạt 43,2%. Mức chi tiêu tư cho y tế vẫn còn cao đã ảnh hưởng đến mục tiêu công bằng trong y tế, điều này thể hiện cơ cấu tài chính còn nhiều bất cập” - bà Tiến nhận định.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện tượng “bao cấp ngược” - các bệnh viện tuyến trên nhận được nhiều kinh phí hơn bệnh viện tuyến dưới - đã khiến người nghèo ít có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tuyến trên so với người giàu.

Kỳ tới: Tái lập quỹ hỗ trợ người nghèo

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo