xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Tự sát” qua thuốc lá

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Ngoài số tiền 22.000 tỉ đồng/năm chi cho “thú vui” hút thuốc lá, người Việt Nam còn mất khoảng 23.000 tỉ đồng cho các chi phí y tế để điều trị 5 bệnh ung thư do hút thuốc lá

Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá, hiện Việt Nam có khoảng 15,3 triệu người trưởng thành hút thuốc lá. Tỉ lệ này ở nam giới là 47,4%. Như vậy, trung bình cứ 2 nam giới có 1 người hút thuốc lá, kèm theo đó là 2/3 số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá ở nhà.

Mỗi năm có 40.000 người tử vong

Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tỉ lệ hút thuốc lá cao ở Việt Nam đã gây ra các tác hại rất lớn về sức khỏe và kinh tế. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hằng năm có khoảng 40.000 người Việt Nam tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá và con số này đến năm 2030 có thể tăng lên tới 70.000 người/năm.

Nhiều người thản nhiên hút thuốc lá nơi công cộng. Trong ảnh là cảnh chụp tại khuôn viên một bệnh viện ở Hà Nội

Nhiều người thản nhiên hút thuốc lá nơi công cộng. Trong ảnh là cảnh chụp tại khuôn viên một bệnh viện ở Hà Nội

Theo bác sĩ Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc Văn phòng HealthBridge Canada (tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phòng chống tác hại thuốc lá) tại Việt Nam, một thử nghiệm do Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện với 400 điếu thuốc cho thấy tác hại của thuốc lá đến lá phổi vô cùng khủng khiếp. Khi đốt hết 150 điếu thuốc thì màu nước trong bình (tượng trưng cho lá phổi con người) đã chuyển từ trắng trong sang vàng như nước chè pha loãng. Khi đốt đến điếu thứ 380 thì nước đã chuyển thành đen đặc như cà phê do thấm nhựa và sau 400 điếu thì đen kịt như nước cống. Sau khi tiến hành đun chỗ nước này lên, các nhà khoa học thu lại được 7,2 g nhựa, rất dính và đắng. Trong khi đó, người nghiện thuốc lá có thể hút 1 bao thuốc (20 điếu), thậm chí nhiều hơn mỗi ngày. “Với 7.000 chất hóa học, trong đó có 70 chất gây ung thư được tìm thấy trong khói thuốc lá, đây được coi là “sát thủ” thầm lặng. Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ từ từ tác động đến hệ thần kinh, mạch máu, nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và ung thư” - bác sĩ Anh nhận định. Bác sĩ Anh cho biết chưa có một sản phẩm tiêu dùng hợp pháp nào lại giết chết nhiều người và chết một cách vô ích như thuốc lá.

Dễ tái phát ung thư

Theo Bệnh viện K Trung ương, trong số những bệnh nhân ung thư khoang miệng, hạ họng… đang điều trị tại Khoa Ngoại đầu cổ của bệnh viện này, 70%-80% người có tiền sử hút và nghiện thuốc lá. Bệnh nhân tái phát ung thư phần lớn cũng rơi vào những đối tượng từng hút thuốc lá. Các bác sĩ nơi đây cho biết người có tiền sử hút thuốc lá thì thời gian tái phát của bệnh thường nhanh hơn, mức độ nặng hơn nên chi phí điều trị rất tốn kém. Tỉ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8% trong khi không hút thuốc lá là 3,2%. Người hút thuốc trong vòng 6 tháng có khả năng bị ung thư phổi cao gấp 6,5 lần so với người không hút. Bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật.

Theo ông Khuê, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm đối với chỉ 5 nhóm bệnh (đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp) trong tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra ở nước ta hiện đã lên tới con số trên 23.000 tỉ đồng/năm.

Xây dựng môi trường không khói thuốc

Sáng 30-5, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Lá phổi thế giới đã tổ chức mít tinh hưởng ứng “Ngày thế giới không hút thuốc lá”. Tại đây, các bộ: Y tế, Giao thông Vận tải, Công an và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… đã ký cam kết phối hợp thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Trong đó, chú trọng xây dựng môi trường không khói thuốc, thực hiện các quy định về xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng. Bộ Y tế cũng đang kiến nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá từ 65% hiện nay lên 105% vào năm 2015 (giá thuốc lá bán lẻ thực tế ước sẽ tăng 21%) và lên 145% vào năm 2018 cho giai đoạn 2018 - 2020 nhằm hạn chế người hút thuốc lá. Với lộ trình này, ước tính sức mua sẽ giảm, từ đó Việt Nam mới đạt được mục tiêu quốc gia đề ra là tỉ lệ nam giới hút thuốc giảm từ 47,4% còn 39%. Tại Việt Nam, do thuế thuốc lá thấp đã tạo điều kiện cho thanh thiếu niên dễ tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá và nhanh chóng trở thành người nghiện thuốc lá..

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo