xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài toán quá khó!

Cao Tuấn

Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Nga rằng bất cứ sự can thiệp quân sự nào vào Ukraine cũng phải “trả cái giá khó lường” sau những hoạt động chuyển quân liên tục của Nga trên bán đảo Crimea.

Như để đáp lại, Điện Kremlin cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với các nhà lãnh đạo châu Âu và kêu gọi bình thường hóa tình hình ở Ukraine.

Theo tạp chí Foreign Affairs, dường như phương Tây đang lo ngại nhất 2 giả thuyết: Một là, Nga đưa quân chiếm bán đảo Crimea và hai là, cấm vận khí đốt đối với Ukraine.

Củng cố cho giả thuyết thứ nhất là việc Nga nhận bảo vệ an toàn cho tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovich và trước đó là một cuộc tập trận quy mô lớn ngay sát Ukraine theo lệnh Tổng thống Putin. Mặt khác, việc các tay súng bịt mặt - được cho là thân Nga - chiếm giữ các tòa nhà chính quyền, sân bay... ở Crimea làm sống lại nỗi sợ ông Putin có thể hành động giống năm 2008, khi Nga đưa quân vào Georgia để bảo vệ khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia.

Tuy nhiên, chắc chắn Moscow phải lưỡng lự vì quân đội Ukraine có quy mô gấp hơn 4 lần quân đội Georgia và không hề e ngại những trận chiến lớn. Thêm vào đó, binh lính Ukraine có quá trình hợp tác chặt chẽ với Mỹ và NATO trong các chiến dịch ở Bosnia-Herzegovina, Kosovo, Afghanistan và Iraq.

 

Cờ Nga trong cuộc tuần hành ở Crimea hôm 26-2 Ảnh: REUTERS
Cờ Nga trong cuộc tuần hành ở Crimea hôm 26-2 Ảnh: REUTERS

 

 

 

Với giả thuyết thứ hai, báo Mỹ The New York Times cũng tin rằng ông Putin có khả năng duy trì ảnh hưởng ở láng giềng mà không cần đụng đến súng ống. Thực tế cho thấy kinh tế Ukraine bện chặt vào kinh tế Nga và cho đến lúc này, Moscow vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Kiev.

Đáng chú ý, ngành công nghiệp nặng của Ukraine phụ thuộc rất lớn vào nguồn khí đốt từ Nga. Do đó, báo này bình luận có lẽ vũ khí hiệu quả nhất của  Tổng thống Putin là thời gian - ông có thể rung đùi ngồi chờ trong khi phương Tây hứa hẹn tiếp cứu cho con tàu đắm đang cần tới 35 tỉ USD từ nay cho đến hết năm 2015.

Trong quá khứ, Moscow từng 2 lần trừng phạt Kiev bằng con bài cắt nguồn khí đốt. Tuy nhiên, Andrei Zagorski - nhà phân tích thuộc Viện Chính trị quốc tế và kinh tế thế giới Moscow - nhận định điều này nếu tái diễn sẽ chỉ làm gia tăng tâm lý bài Nga.

Hơn nữa, tình hình hiện nay không giống trước. Một số thành viên mới của Liên hiệp châu Âu (EU) ở phía Đông châu lục đang xúc tiến nhiều dự án khí đốt, có thể “tiếp khí” cho Ukraine, thậm chí đe dọa thị trường của Nga tại cựu lục địa. Bản thân Nga khi trừng phạt Ukraine cũng là tự mất đi lợi nhuận.

Chia đôi Ukraine thành 2 miền Đông - Tây cũng không phải là điều mà cả phương Tây và Nga mong muốn, bởi nó chẳng khác gì hồi sinh chiến tranh lạnh. Đối với bài toán “khó nhai” này, có lẽ chỉ còn một giải pháp cửa giữa cho Nga: Nếu người gốc Nga ở Crimea bị tấn công, Moscow có thể gửi một nhóm quân nhỏ sang bảo vệ, như họ đã làm ở Transnistria của Moldova vào những năm 1990.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo