xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Báo chí Anh-Mỹ có “fair play”?

THẢO HƯƠNG

“Tốc độ”, “chi tiết phong phú” đến bất ngờ, các bài tường thuật vụ án DSK của làng báo Anh-Mỹ đã làm người Pháp bị sốc mạnh. Đây là sự khác biệt về văn hóa hay vấn đề “fair play” (đối xử công bằng)?

Sáng sớm 21-5, nhiều chi tiết mới về vụ tạm tha cựu tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Dominique Strauss-Kahn (DSK) đã được xì ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế.

 
Dưới đầu đề “Cái giá của tự do”, nhật báo Pháp Le Parisien cho biết do sợ ông DSK trốn khỏi nước Mỹ, thẩm phán Michael Obus đã yêu cầu phía bị đơn  trả một số tiền lớn cho sự tự do có điều kiện.
 
img
Trang nhất báo New York Post số ra ngày 16-5. Ảnh: Marianne
 
200.000 USD/tháng
 
Ngoài 1 triệu USD  tiền tại ngoại hầu tra (chưa tính tiền án phí và tiền phạt), ông DSK phải ký quỹ bảo hiểm 5 triệu USD. Số tiền này sẽ được dùng trong trường hợp ông DSK không tôn trọng các điều kiện được tạm tha. Để có đủ tiền ký quỹ tại một hãng bảo hiểm Mỹ, vợ chồng ông DSK phải thế chấp căn nhà của mình ở thành phố New York.
 
Chỗ ở hiện nay của ông DSK là một căn hộ của Stroz Friedberg, công ty được thuê giám sát ông DSK trong thời gian tại ngoại, ở số 71 Broadway gần tòa tháp đôi bị đánh sập ngày 11-9-2001.
 
Trước đó, bà Anne Sinclair – vợ ông DSK - đã ký hợp đồng mướn một căn hộ sang trọng của Công ty Bristol Plaza với giá 10.000 USD/tháng. Tuy nhiên, sau khi biết người đến ở là nghi can DSK, giám đốc công ty đã hủy hợp đồng.
 
Ông DSK và gia đình hiện đang phải trả rất nhiều tiền cho các biện pháp an ninh nghiêm ngặt trong thời gian bị quản thúc. Ông phải trả tiền cho bảo vệ Công ty Stroz Friedberg (ít nhất một người) canh gác 24/24 giờ.
 
Ông cũng phải trả tiền lắp đặt hệ thống giám sát bằng camera, chuông báo động đặt tại các cửa ra vào và cửa sổ ngôi nhà ông ở.
 
Kể luôn tiền mua chiếc vòng “kim cô” kèm thiết bị định vị GPS mà ông phải đeo thường xuyên ở mắt cá chân, tổng chi phí an ninh, theo nhóm luật sư bảo vệ ông DSK, có thể lên đến 200.000 USD/tháng.
 
 Đó là chưa kể tiền thuê mướn hai luật sư “5 sao” của Mỹ là Benjamin Brafman và William Taylor, tiền thuê thám tử tư đi điều tra phục vụ việc bào chữa cho ông DSK.
 
Như thường lệ, chi phí này không được tiết lộ. Nhưng qua vụ án Monica Lewinsky mà ông Bill Clinton từng tốn 7-8 triệu USD để mướn luật sư bào chữa, có thể suy ra chi phí mà ông DSK phải chịu về khoản này là không nhỏ.
 
Trong thời gian bị quản thúc, ông DSK có thể ra khỏi nhà với điều kiện phải báo trước với nhà chức trách 6 giờ. Ông chỉ được ra khỏi nhà để đi hầu tòa, gặp gỡ luật sư, đi khám bệnh và đi lễ nhà thờ cuối tuần.
 
Ông DSK chỉ được phép tiếp một lần tối đa 4 người khách, không kể thân nhân. Các vị khách sẽ được kiểm tra (xem có vũ khí, hàng cấm… hay không) trước khi vào nhà. Công ty Stroz Friedberg phải ghi vào sổ tên khách, thân nhân ông DSK và lượt người đến thăm mỗi ngày.
 
img

Hình ảnh DSK bị còng tay này gây sốc cho người Pháp. Ảnh: AP

 
Ai không “fair play”?
 
Người Pháp vốn không quá khắt khe với chuyện tình ái riêng tư của các chính khách đã bị sốc trước phản ứng “tốc độ” của làng báo Anh-Mỹ về vụ án DSK.
 
Sau khi ông DSK bị bắt tại sân bay John F. Kennedy chiều 14-5, ngay tối hôm đó, phiên bản điện tử các báo - từ những tờ báo khổ nhỏ chuyên đăng tin giật gân câu khách như Daily Mail (Anh) hay New York Post (Mỹ) đến các tờ “quý tộc” như The Economist, The New York Times, The Washington Post - đều gác qua một bên những vấn đề nóng bỏng trong nước để tường thuật chi tiết vụ án DSK với những đầu đề giật gân như Walk of Shame (Con đường nhục nhã), Perverse (Kẻ dâm loạn), Tổng giám đốc IMF không được tại ngoại
 
Các “đại gia” truyền hình như BBC, CNN cũng tường thuật chi tiết lời khai của người hầu phòng gốc Guinea và diễn tiến từng giờ vụ án. Họ cũng không quên nhắc lại bề dày thành tích “yêu đương ngoài luồng” của người đứng đầu IMF và đặt vấn đề phải chăng đó là hậu quả tất yếu của sự ưu ái quá mức của làng báo Pháp đối với các chính khách và nhân vật nổi tiếng trong nước về mặt đạo đức gia đình.
 
Vấn đề nói trên đã được đẩy lên một mức cao hơn sau khi triết gia Pháp Bernard-Henri Levy (BHL) viết một bài trên trang web báo Mỹ The Daily Beast tỏ ý nghi ngờ lời khai của bà hầu phòng và chỉ trích thẩm phán Mỹ “làm nhục” bạn ông (DSK) bằng cách cho ông DSK ra cửa chính đồn cảnh sát Harlem để các phóng viên tha hồ chụp ảnh. Hình ảnh ông tổng giám đốc IMF bị còng tay sau lưng, gương mặt thất thần đăng trên trang nhất các tờ báo lớn Anh-Mỹ đã gây sốc thật sự cho người Pháp.
 
Nick Cohen, nhà bình luận của tuần báo Anh The Observer, chỉ trích ông BHL là “đạo đức giả”. Trên tờ New York Times, nhà văn Stephen Clarke mỉa mai “cuộc cách mạng Pháp đã cho ra đời một tầng lớp ưu tú mới hùng mạnh hơn. Bởi vậy mà chính quyền Pháp coi DSK là nạn nhân chứ không phải người hầu phòng”.
 
Từ sự kiện trên, nhiều tờ báo Anh-Mỹ chỉ trích “luật im lặng” của làng báo Pháp bao che các sinh hoạt phóng túng của các nhà chính khách và nhà lãnh đạo Pháp. Trước đòn tấn công như vũ bão của báo chí Anh-Mỹ,  Nicolas Demorand, cây bút bình luận của tờ Libération, bênh vực “nguyên tắc dân chủ” của làng báo Pháp.
 
Theo ông, tuy nguyên tắc này không hoàn hảo nhưng nó cung cấp thông tin có chất lượng và loại trừ được “thông tin rác rưởi” đầy rẫy trên báo chí Anh-Mỹ.

 
Kỳ tới: Những người phụ nữ của DSK
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo