xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ điện thoại nguyên thủ

NGUYỄN CAO

Từ lâu, chiếc điện thoại của tổng thống và thủ tướng các nước đều được bảo mật. Thế nhưng, xì-căng-đan NSA nghe lén điện thoại của 35 vị nguyên thủ quốc gia cho thấy không có gì là bảo đảm

Chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) của Thủ tướng Đức Angela Merkel từng được xem là một trong các trung tâm quyền lực ở Berlin. Nó cũng được cho là bất khả xâm phạm. Giờ đây, chuyện này đã không còn gì là bí mật khi tờ Der Spiegel ở Đức và The Wall Street Journal ở Mỹ tiết lộ NSA (Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ) thừa nhận tiến hành một chương trình nghe lén ĐTDĐ của bà Merkel và 35 vị nguyên thủ khác. Chương trình này chỉ ngưng lại sau khi bị chính phủ của ông Obama phát hiện hồi đầu mùa hè này.

Mỗi chính khách xài 3 điện thoại

Chuyện Thủ tướng Merkel nghiện dùng ĐTDĐ trong và ngoài giờ làm việc có lẽ nhiều người biết, không thuộc diện bí mật quốc gia. Nếu có thì đó là nội dung đàm thoại, tin nhắn, email và danh bạ trong điện thoại. Cơ quan an ninh Đức đã cài những phần mềm thích hợp để bảo đảm những thông tin nhạy cảm này không bị rò rỉ. Họ đinh ninh rằng khó có ai xâm phạm sự riêng tư của bà Merkel.

Thế nhưng, mọi chuyện đảo lộn khi tuần báo Der Spiegel số ra ngày 23-10 vừa qua tố cáo NSA đã theo dõi ĐTDĐ của bà Merkel hơn 10 năm. Các quan chức Đức chưa bao giờ tiết lộ bà Merkel dùng ĐTDĐ hiệu gì nhưng nhiều bức ảnh cũ chụp từ tháng 10-2009 trở về sau cho thấy bà thường nhắn tin trên chiếc ĐTDĐ Nokia nắp trượt kiểu 620 Slide.
 
img
Thủ tướng Đức Merkel và chiếc BlackBerry Z10 Ảnh: REUTERS
 
Theo trang tin trực tuyến DW (Deutsch Welle), bà Merkel còn dùng chiếc ĐTDĐ thứ 2 cho công việc hằng ngày. Số điện thoại bị NSA theo dõi và nghe lén là của chiếc Nokia kể trên. Đây là 1 trong 200 số điện thoại nước ngoài mà NSA đưa vào danh sách theo dõi thường xuyên. Bà Merkel không còn dùng nó nữa và từ tháng 7-2013 đã chuyển qua dùng chiếc BlackBerry Z10 với số điện thoại mới.
 
Trong chương trình bảo mật điện thoại công, tháng 9 vừa qua, các quan chức chính phủ Đức đã được cơ quan an ninh trang bị ĐTDĐ thông minh đời mới bảo đảm “dễ dùng nhưng khó theo dõi từ bên ngoài”. Riêng các chính khách hàng đầu thường dùng đến 3 chiếc, một để gọi - nhắn tin, chiếc thứ 2 gửi - nhận email, còn chiếc thứ 3 dùng cho nhu cầu cá nhân.
 
Tất cả điện thoại công mới đổi đều là BlackBerry - một thương hiệu nổi tiếng của Canada, được nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới ưa dùng vì có chế độ bảo mật rất tốt. Để chắc ăn hơn, trước khi đến tay các quan chức chính phủ, công ty bảo mật Đức Secusmart đã nâng cấp điện thoại bằng cách cài thêm thẻ mã hóa ngôn ngữ và dữ liệu. Chỉ có những ĐTDĐ sử dụng chung thẻ mã hóa này mới nhận được tín hiệu.

Hans-Christoph Quelle, người đồng sáng lập Công ty Secusmart, nhấn mạnh: “Tất cả những gì truyền đi từ điện thoại đều được mã hóa từng bit”. Ngoài công nghệ bảo mật này, chiếc điện thoại còn có kênh thứ 2 dùng như loại bình thường. Ông Quelle khẳng định: “Sản phẩm mã hóa của công ty chúng tôi chưa từng bị phát hiện nghe lén”.

Điện thoại bảo mật khó dùng

Điện thoại bảo mật tuy có mức độ an toàn cao nhưng lại có nhiều nhược điểm. Do là thiết bị công nghệ cao, thao tác trên loại điện thoại này không đơn giản. Tốc độ đường truyền thường bị kêu “chậm như rùa”, còn chất lượng đàm thoại thì càng chán vì “cà giật”. Vì vậy, dù được khuyến cáo nên dùng, chúng thường bị chủ nhân ruồng rẫy.

img
Số điện thoại bà Merkel trong danh sách theo dõi của NSA Ảnh: DER SPIEGEL

Truyền thông Đức cho biết nhiều vị - trong đó có Thủ tướng Merkel - do những nhược điểm kể trên nên thường “xé rào” đưa ĐTDĐ mã hóa cho trợ lý dùng, còn mình thì cứ Nokia mà gọi, nhắn tin. Theo tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, bà Merkel là người thích sự đơn giản, tiện lợi nên không mặn mòi lắm với chiếc ĐTDĐ mã hóa. Thủ tướng Đức thường xuyên dùng chiếc Nokia nắp trượt mà Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) cấp cho bà. Chiếc này dùng mạng Vodafone theo hợp đồng thuê bao bình thường, cũng có nghĩa là dễ bị theo dõi.

Ngày 23-10, bên lề Hội nghị Cấp cao EU, bà Merkel giải thích tại sao thích dùng chiếc Nokia cổ lỗ sĩ. “Tôi ít dùng chiếc điện thoại này để bàn chuyện quốc sự. Tôi thường dùng điện thoại cáp quang, đường dây bảo mật để trao đổi những vấn đề hệ trọng của đất nước. Chỉ khi nào ở xa 2 đường dây này, tôi mới sử dụng ĐTDĐ có bảo mật. Chỉ có những chiếc ít được bảo mật mới dễ bị nghe lén” - bà cho biết.
 

Tổng thống Obama có vô can?

Tờ Der Spiegel trích dẫn tài liệu nội bộ NSA mà “người thổi còi” Edward Snowden tiết lộ cho biết số điện thoại của bà Merkel đã được ghi trong danh sách theo dõi của cơ quan tình báo này từ năm 2002. Lúc đó, bà Merkel là Chủ tịch CDU, năm 2005 mới làm Thủ tướng Đức. Trong cuộc điện đàm với bà Merkel tuần trước, Tổng thống Obama khẳng định không biết gì về chuyện nghe lén và khi đã biết thì ông đã ra lệnh ngừng. Nhà Trắng cũng tuyên bố NSA chưa bao giờ nghe lén điện thoại của bà Merkel.

Tuy vậy, truyền thông Đức cho rằng Nhà Trắng nói dối. Trang tin DW dẫn lời ông Pete Hoekstra, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Mật vụ Hạ viện Mỹ, tin rằng ông Obama có thể biết chuyện từ lâu: “Mật vụ Mỹ hành động theo lệnh tổng thống. NSA và các cơ quan tình báo Mỹ khác không thể vượt ra ngoài giới hạn mà tổng thống đặt ra”. Tờ Bild am Sonntag cũng cho rằng ông Obama đã cho phép NSA nghe lén điện thoại bà Merkel sau khi nghe Keith Alexander, Giám đốc NSA, báo cáo sự việc năm 2010. Hoạt động lén lút này chỉ chấm dứt vài tuần trước khi ông Obama viếng thăm Berlin tháng 6 vừa qua.


Kỳ tới: Điện thoại của tổng thống Pháp
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo