xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chạy đua vũ khí siêu thanh

Phương Võ

Loại vũ khí này được cho là có thể làm thay đổi cục diện nhờ khả năng bắn trúng mục tiêu trước khi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có kịp phản ứng

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 15-1 xác nhận đã tiến hành vụ thử phương tiện mang tên lửa siêu thanh trong lãnh thổ nước này.

Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đây là vụ thử mang tính thử nghiệm khoa học thông thường chứ không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào hoặc nhằm đạt được mục tiêu nào.

Mỹ “tụt lại phía sau”

Cùng ngày, Lầu Năm Góc cũng khẳng định Trung Quốc đã thử phương tiện mang tên lửa siêu thanh - được gọi là WU-14 - nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết. Trung tá Jeff Pool, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cho biết: “Chúng tôi có biết về vụ thử nhưng chúng tôi sẽ không bình luận gì về việc này”.

 

Phương tiện Lockheed HTV-2 được Mỹ thử nghiệm hồi năm 2010 Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST

Phương tiện Lockheed HTV-2 được Mỹ thử nghiệm hồi năm 2010

Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST

 

Những phản ứng trên được đưa ra sau khi website tin tức Washington Free Beacon cho biết Trung Quốc thử loại phương tiện mang tên lửa đạt tốc độ đến 12.000 km/giờ (tức nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh) hôm 9-1. Theo bài viết, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ hai, sau Mỹ, thử nghiệm thành công phương tiện có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và đi với vận tốc cao như thế.

Ba nghị sĩ Howard “Buck” McKeon, Randy Forbes và Mike Rogers thuộc Đảng Cộng hòa nhanh chóng ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về vụ thử, đồng thời cảnh báo quân đội Mỹ đang tụt lại sau Trung Quốc.

Tuyên bố nhận định: “Những biện pháp cắt giảm ngân sách quốc phòng đã khiến Mỹ mất lợi thế về mặt công nghệ. Trung Quốc và các nước cạnh tranh khác đã ngang bằng Mỹ trong một số trường hợp. Riêng trường hợp này, họ dường như qua mặt chúng ta”.

Công nghệ vũ khí siêu thanh cho phép tấn công chớp nhoáng những mục tiêu ở xa tại bất kỳ đâu trên thế giới. Các chuyên gia quân sự từ lâu đánh giá đây sẽ là loại vũ khí làm thay đổi cục diện vì nó có thể bắn trúng một mục tiêu trước khi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có trên thế giới kịp phản ứng.

Nga và Ấn Độ cũng được cho là đang nghiên cứu loại vũ khí này. Hồi năm 2010, Mỹ đã thử nghiệm Lockheed HTV-2, một phương tiện có khả năng bay với vận tốc lên đến 24.500 km/giờ.

Mối đe dọa

Washington xem các dự án vũ khí siêu thanh là ưu tiêu hàng đầu khi chi 200 triệu USD trong tài khóa 2013 cho 3 chương trình thuộc loại này. Họ cũng tiến hành một số chuyến bay thử nghiệm phương tiện siêu thanh.

Trong khi đó, báo South China Morning Post dẫn lời các nhà khoa học Trung Quốc cho biết nước này dành “khoản đầu tư khổng lồ” cho dự án phát triển WU-14, với sự tham gia của hơn 100 nhóm chuyên gia từ các học viện và trường đại học hàng đầu trong nước.

Đề cập vụ thử nói trên hôm 15-1, Đô đốc Samuel Locklear - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ - cho rằng đây là minh chứng cho khả năng tung ra các công nghệ quốc phòng mới của Bắc Kinh. “Họ đang làm tốt và nhanh hơn chúng tôi. Tất nhiên, họ có những quá trình khác nhau để thực hiện điều đó nhanh hơn” - ông nói.

Trong quyển hồi ký mới xuất bản, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates xem sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa lớn. Vì thế, ông tin rằng “một sự hiện diện mạnh mẽ về mặt không quân và hải quân của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương là cách tốt nhất để bảo đảm hòa bình trong khu vực”.

 

Trung Quốc “thiếu kinh nghiệm” trên biển

Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đang bị chỉ trích sau khi nhận định các vụ xung đột vũ trang tại những vùng biển tranh chấp là cơ hội tốt để kiểm tra năng lực quân đội nước này. Trả lời phỏng vấn tạp chí Guofang Cankao mới đây, ông Lưu hô hào quân đội Trung Quốc nên “nắm lấy cơ hội” để trở thành một thế lực ngang bằng với Mỹ. Tuy nhiên, theo báo South China Morning Post hôm 16-1, giới phân tích và các nhân vật quân sự  cao cấp khác đã gọi những lời lẽ này là “sai lầm và cực đoan”.

Trong khi đó, Đô đốc Samuel Locklear đánh giá vụ 2 tàu chiến Mỹ - Trung suýt va chạm ở biển Đông vào tháng rồi đã cho thấy sự thiếu kinh nghiệm của Bắc Kinh trên biển. Cũng theo ông Locklear, rào cản ngôn ngữ là yếu tố cần phải tính đến trong vụ việc này.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo