xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiến lược hiệu quả nhất của Mỹ nếu đụng độ với Trung Quốc

H.Bình (Theo National Interest, Taipei Times)

(NLĐO) - Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Quốc phòng Mỹ cho rằng Washington nên bảo vệ không gian biển, không phận của tất cả quốc gia nằm trong chuỗi đảo đầu tiên trong trường hợp xảy ra đụng độ với Trung Quốc.

Chiến thuật “kiểm soát ngoài khơi” hay “phong tỏa từ xa” được mô tả như là một cách tiếp cận hiệu quả và chi phí vừa phải khi so với khái niệm Không - Hải Chiến (ASB) trong một cuộc xung đột thông thường với Trung Quốc. Thông tin trên do Đại tá Thủy quân Lục chiến về hưu T.X. Hammes và giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia (INSS) R.D. Hooker công bố trên tạp chí National Interest trong tuần này.

Theo bài viết, “kiểm soát ngoài khơi” có nghĩa là Mỹ và đồng minh sẽ thiết lập một vòng tròn đồng tâm, trong đó chặn đứng khả năng sử dụng vùng biển bên trong chuỗi đảo thứ nhất của Trung Quốc, bảo vệ lãnh hải và không phận của các quốc gia nằm trong chuỗi đảo, kiểm soát không phận và không gian biển bên ngoài. Chiến thuật này có thể bảo đảm với các đồng minh của Mỹ rằng Washington có đủ “ý chí và khả năng” thắng thế trong một cuộc đối đầu quân sự. Ngoài ra, Washington muốn thuyết phục Bắc Kinh rằng phương án cạnh tranh với cường quốc là một sự lựa chọn tệ hại.

http://nationalinterest.org/files/styles/main_image_on_posts/public/main_images/pix5_060914.jpg?itok=LHYNxBWk
Hai nhà nghiên cứu T.X. Hammes và R.D. Hooker tin rằng khó xảy ra một cuộc xung đột lớn với Trung Quốc. Ảnh: NATIONAL INTEREST

“Chiến thuật “kiểm soát ngoài khơi” không tấn công vào Trung Quốc mà tận dụng lợi thế địa lý của Mỹ và đồng minh trong khu vực để phong tỏa các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc, qua đó làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế của nước này” – các tác giả bài viết nêu rõ. Các đảo nhỏ từ Nhật Bản đến Đài Loan, Luzon và eo biển Malacca sẽ đóng vai trò là những căn cứ mặt đất cho Không quân và Hải quân đồng minh tổ chức phòng thủ và lấp đầy các khoảng trống bên trong chuỗi đảo thứ nhất.

Nghiên cứu nhấn mạnh không tiến hành các hoạt động thâm nhập vào không phận Trung Quốc mà khai thác điểm yếu quân sự của Trung Quốc. Do đó, các tiếp cận này sẽ làm giảm khả năng leo thang hạt nhân và dễ dàng chấm dứt xung đột hơn. Hai tác giả Hammes và Hooker nhận định Mỹ sẽ không đề nghị Đài Loan hay quốc gia khác sử dụng các căn cứ của đồng minh để tấn công các lực lượng Trung Quốc. “Chiến thuật này chỉ yêu cầu các nước cho phép Mỹ đặt hệ thống phòng thủ để giúp họ bảo vệ lãnh thổ. Ngoài ra, Mỹ còn có thể triển khai lực lượng hộ tống các đoàn xe chở hàng nhập khẩu và xuất khẩu quan trọng nếu chúng bị Trung Quốc tấn công.

Cách duy nhất đối với Trung Quốc để phá vỡ sự phong tỏa là xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng kiểm soát toàn cầu hoặc phát triển các tuyến đường bộ thay thế. Lực lượng hải quân kiểm soát toàn cầu sẽ đòi hỏi phải đầu tư hàng trăm tỉ USD qua nhiều thập kỷ. Trong khi đó, các tuyến đường bộ thay thế lại không khả thi. Năm 2012, khối lượng xuất khẩu bằng đường biển của Trung Quốc lên đến 9,74 tỉ tấn hàng hóa. Nếu sử dụng đường bộ thì đồng nghĩa với khoảng 1.000 đoàn tàu/ngày trên 2 tuyến đường sắt liên kết Trung Quốc và châu Âu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo