xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính trường Ý: “Bồ câu” cựa mình

MỸ NHUNG

Để giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Thượng viện Ý, Thủ tướng Enrico Letta cần thêm hơn 24 ghế từ các nghị sĩ đảng khác

Kế hoạch làm tan rã chính phủ liên minh và kêu gọi bầu cử sớm của cựu thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đã vấp phải trở ngại trong chính nội bộ khi ông gặp các nghị sĩ thuộc Đảng Nhân dân Tự do (PDL) của mình ngày 30-9.

Theo lệnh ông Berlusconi, 5 bộ trưởng của PDL đã nộp đơn từ chức hôm 28-9 để phản đối việc Thượng viện bỏ phiếu loại cựu thủ tướng ra khỏi quốc hội vì dính án tù do gian lận thuế. Rõ ràng, cả 5 người này đều không được hỏi ý kiến trước. Nhiều người trong số họ đặt câu hỏi về quá trình hình thành quyết định bất ngờ này và ít nhất 3 bộ trưởng nói họ miễn cưỡng làm vậy vì đã được ông Berlusconi chọn vào các vị trí này trước đó.
 
img
Thủ tướng Letta kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm để xóa ảnh hưởng của ông Silvio Berlusconi trong chính phủ liên minh
Ảnh: REUTERS

Sự cầm quyền lâu dài của ông Berlusconi đối với phong trào trung hữu thậm chí còn bị thách thức hơn khi 3 bộ trưởng nêu trên ám chỉ khả năng giúp Thủ tướng Enrico Letta trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trước quốc hội để duy trì chính phủ non trẻ mới 5 tháng. “Tôi hoàn toàn hiểu ông Berlusconi muốn gì song tôi không thể chia sẻ chiến lược đó” -Bộ trưởng Y tế Beatrice Lorenzin nói. Bộ trưởng Cải cách Gaetano Quagliariello bày tỏ sẽ “làm theo lương tâm mách bảo”, còn Bộ trưởng Giao thông Maurizio Lupi tuyên bố: “Chúng tôi muốn ở lại với ông Berlusconi nhưng không phải với các cố vấn kém cỏi của ông ấy".

Theo đài BBC, ban đầu, ông Berlusconi có vẻ nhượng bộ khi tuyên bố trên mạng ngày 29-9 rằng sẽ tiếp tục ủng hộ chính phủ liên minh, với điều kiện phải thông qua các giải pháp kinh tế theo quan điểm của PDL. Tuy nhiên, trên kênh truyền hình riêng Italia Uno sau đó, tỉ phú truyền thông lại nói ông không tin một chính phủ được hậu thuẫn bởi “những kẻ phản bội” có thể sống sót.

Nội bộ lủng củng của ông Berlusconi đang tiếp sức cho Thủ tướng Enrico Letta tung ra nỗ lực cuối cùng. Cuối ngày 29-9, ông Letta kêu gọi Quốc hội Ý bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 2-10 tới. Khẳng định muốn “xóa hẳn tình trạng bấp bênh trong chính phủ liên minh do tính thất thường của PDL gây ra”, ông Letta phát biểu trên đài truyền hình RAI rằng đang có sự chia rẽ giữa hai phái “diều hâu” và “bồ câu” trong nội bộ PDL. "Tôi mong rằng có một bộ phận PDL không hòa điệu với Berlusconi" - Thủ tướng Ý nói thẳng.

Theo các nhà phân tích, Đảng Dân chủ (PD) của ông Letta nắm thế thắng chắc tại Hạ viện nhưng tình thế ở Thượng viện gay go hơn. Sau cuộc bầu cử cuối tháng 2 vừa qua, Thượng viện Ý bao gồm 321 ghế, trong đó liên minh cầm quyền nắm 233 ghế với 2 đảng chính là PD (111 ghế) và PDL (98 ghế). Còn lại 82 ghế thuộc về các đảng đối lập. Như vậy, để giành được sự ủng hộ của Thượng viện, ông Letta cần thêm hơn 24 ghế từ các nghị sĩ PDL hoặc từ các đảng đối lập như Phong trào 5 sao.

Nếu ông Letta thất bại trong bỏ phiếu tín nhiệm, Tổng thống Giorgio Napolitano đánh tiếng sẽ cố “lắp ghép” chính phủ thứ tư cho Ý trong vòng 2 năm qua thay vì giải tán quốc hội để bầu lại. Những cuộc thăm dò dư luận cho thấy PD và PDL đang ngang ngửa nên người dân cũng không hứng thú với việc tiếp tục đi bầu sau chỉ hơn 7 tháng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo