xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứng rắn với Trung Quốc

MỸ NHUNG

Cách hành xử “bề trên” của Trung Quốc đang vấp phải thái độ phản ứng mạnh mẽ từ một số nước láng giềng

Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa đề ra kế hoạch cho phép Lực lượng Tự vệ trên không bắn hạ các máy bay không người lái (UAV) nước ngoài xâm phạm không phận nếu chúng phớt lờ cảnh báo. Kế hoạch này nhằm ngăn chặn Trung Quốc tái diễn hành động điều UAV xâm phạm không phận Nhật Bản, tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông như hôm 9-9.

Một nguồn tin thân cận với chính phủ Nhật Bản hôm 20-10 tiết lộ Thủ tướng Shinzo Abe đã tán thành khi Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera trình bày ngắn gọn kế hoạch. Tuy nhiên, Tokyo vẫn cân nhắc trong trường hợp các UAV xâm nhập mang theo vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí hạt nhân hay sinh học, bởi lẽ bắn hạ chúng sẽ rất nguy hiểm.

Nhật Bản đề ra những quy định trên sau khi phát hiện UAV do Trung Quốc phát triển gần đây được trang bị các camera và radar độ phân giải cao, tức là có khả năng nhận biết cảnh báo nhưng vẫn phớt lờ.

img
Hàn Quốc đã phớt lờ yêu cầu của Trung Quốc, vẫn kiên quyết bán máy bay FA-50 cho Philippines.
Ảnh: koreaaero.com

Không chỉ Nhật Bản kiên quyết, Hàn Quốc cũng chọn cách từ chối thẳng thừng trước yêu cầu Seoul không bán 12 chiến đấu cơ FA-50 cho Philippines của Bắc Kinh. Theo tờ Yomiuri (Nhật Bản), Trung Quốc đưa ra yêu cầu này trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và người đồng cấp Philippines Benigno Aquino tại Seoul ngày 17-10.

Yomiuri còn cho hay Hàn Quốc khẳng định không thể chấp nhận “sự can thiệp” vào hoạt động xuất khẩu vũ khí vốn là lợi ích quốc gia của họ. Tuy chính phủ Hàn Quốc chính thức bác bỏ thông tin của Yomiuri nhưng các quan chức nước này đã xác nhận với tư cách cá nhân.

“Philippines đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Dường như vì vậy mà mỗi lần truyền thông Hàn Quốc hay Philippines đưa tin về việc mua bán FA-50 thì Trung Quốc lại khẩn trương dò hỏi độ chính xác và thể hiện thái độ phản đối thông qua đại sứ quán lẫn những kênh khác” - một quan chức Hàn Quốc tiết lộ với tờ Chosun Ilbo.

Trong cuộc gặp nêu trên, bà Park đã cảm ơn Manila khi quyết định mua chiến đấu cơ FA-50 và hối thúc nhanh chóng ký hợp đồng trị giá 18,9 tỉ peso (hơn 438 triệu USD). Có suy đoán rằng Philippines mua máy bay này để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của họ trên biển Đông. Ngoài FA-50, Manila cũng đang thương thảo để mua tàu khu trục do Hàn Quốc chế tạo với kinh phí dự kiến là 650 triệu USD.

Thái độ đề phòng của Trung Quốc còn áp dụng với cả “đồng minh” Triều Tiên. Tờ Asahi (Nhật Bản) hôm 20-10 đưa tin chính phủ Trung Quốc đang giữ nhiều lô hàng dầu thô mà Triều Tiên mua từ Iran.

Asahi dẫn nguồn tin Trung Quốc cho hay năm ngoái, Bình Nhưỡng ký hợp đồng mua khoảng 500.000 tấn dầu thô của Tehran. Số dầu đó được vận chuyển bằng nhiều tàu treo cờ của một nước thứ ba và bị chính phủ Trung Quốc chặn lại khi đi đến nước này. Số dầu đang bị canh giữ nghiêm ngặt tại các bến cảng ở TP Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh và TP Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông với phí kho bãi lên đến 2 triệu USD, theo nguồn tin trên. “Nhận thấy Triều Tiên bắt đầu lệ thuộc vào dầu của Iran, Trung Quốc liền tìm cách duy trì ảnh hưởng đối với láng giềng” - Asahi dẫn nhận định của một nguồn tin ngoại giao am hiểu quan hệ Trung - Triều.

Bắc Kinh được cho là đang cung cấp khoảng 80% dầu thô sử dụng tại Triều Tiên, theo Asahi. Tuy nhiên, tờ báo đặt câu hỏi: “Không rõ Trung Quốc dựa vào đâu mà làm vậy vì dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ phục vụ nhu cầu hằng ngày không nằm trong lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc?”.

Xem thường tàu khu trục Mỹ

Mỹ sẽ hạ thủy tàu khu trục lớn nhất nước này trong vài ngày tới, được đặt theo tên cố đô đốc Elmo “Bud” Zumwalt. Tàu Zumwalt được trang bị công nghệ tàng hình, động cơ điện năng, hệ thống định vị dưới nước hiện đại và các tên lửa tối tân. Đáng chú ý là tàu được trang bị súng điện từ, loại vũ khí tấn công cực mạnh khi sử dụng từ trường và dòng điện để đạt tốc độ phóng đi của vật được bắn gấp 7 lần tốc độ âm thanh. Kinh phí đóng tàu Zumwalt hơn 3,5 tỉ USD, tức gấp 3 lần các mẫu tàu khu trục trước đó.
 
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, địa bàn chính của tàu Zumwalt sẽ là châu Á - Thái Bình Dường với mục đích chống chiến lược xâm nhập của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuy nhiên, một số chuyên gia Trung Quốc đã tỏ ra xem thường. Thiếu tướng Hải quân Trương Triệu Trung phát biểu trên Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV): “Chúng ta có thể phái nhiều tàu đánh cá nhỏ với thuốc nổ trôi về phía Zumwalt. Đó sẽ là dấu chấm hết cho Zumwalt”!                                  
 
Huệ Bình
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo