xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dàn trận chờ phán quyết của PCA

XUÂN MAI - HOÀNG PHƯƠNG

Sự hiện diện hùng hậu của hải quân Mỹ ở biển Đông vừa là cách thể hiện sức mạnh vừa để đón đầu phán quyết của PCA

Càng đến gần thời điểm Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) tại The Hague - Hà Lan ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” phi lý ở biển Đông (dự kiến ngày 12-7), Trung Quốc càng đẩy mạnh tuyên truyền lẫn đe dọa để biện hộ cho lập trường đang bị cộng đồng quốc tế công kích mạnh mẽ.

Mỹ dọa đáp trả

Trên mặt trận ngoại giao, thông điệp của Bắc Kinh cho đến giờ vẫn là bất chấp phán quyết của PCA, nước này vẫn “bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ”. Lập trường đầy thách thức này được Ngoại trưởng Vương Nghị lặp lại trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry hôm 6-7. Ông Vương cảnh báo Mỹ không nên có hành động “xâm phạm chủ quyền” Trung Quốc cũng như tôn trọng cam kết không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông sau khi lớn tiếng bác bỏ quyền tài phán của PCA.

Không dừng lại ở đó, Nhân dân Nhật báo hôm 6-7 đe dọa Mỹ sẽ phải trả giá cho sự can thiệp của họ ở biển Đông. Theo tờ báo này, nếu Mỹ lựa chọn “chính sách bên miệng hố chiến tranh”, gây áp lực và đe dọa nước khác thì chỉ có kết quả duy nhất là Washington sẽ gánh toàn bộ trách nhiệm cho những căng thẳng leo thang trên biển Đông. Đi đôi với lời đe dọa này, Trung Quốc ngang ngược đóng cửa phần lớn biển Đông để tập trận trong 7 ngày. Cuộc tập trận dự kiến kết thúc ngày 11-7, tức một ngày trước khi PCA ra phán quyết, cho thấy đây rõ ràng là hành động “dằn mặt” Mỹ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Không chịa thua kém, giới chức Mỹ nói với tờ Navy Times hôm 6-7 rằng nếu Trung Quốc phớt lờ phán quyết của PCA, Washington sẽ đáp trả, trong đó có việc tăng cường tuần tra tự do hàng hải ở biển Đông. Trong động thái cho thấy Mỹ không nói suông, nước này vừa triển khai 3 tàu khu trục Stethem, Spruance và Momsen tuần tra gần bãi cạn Scarborough của Philippines (bị Trung Quốc chiếm đóng) và những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phépquần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 2 tuần qua. Chưa hết, nhóm tàu sân bay chiến đấu Ronald Reagan vừa đi vào biển Đông nhằm “giữ vùng biển này rộng mở cho tất cả” - theo lời Chuẩn Đô đốc John D Alexander, Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 70 của Mỹ.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan hoạt động tại biển Đông ngày 4-7Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu sân bay USS Ronald Reagan hoạt động tại biển Đông ngày 4-7Ảnh: Hải quân Mỹ

Bài kiểm tra cho Bắc Kinh

Các chuyên gia cho rằng những động thái phô diễn lực lượng nói trên nhằm phát thông điệp về sự quyết tâm của Mỹ đến cả Trung Quốc lẫn các đồng minh của Washington tại khu vực trước thềm phán quyết của PCA. Bà Bonnie Glaser, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (Mỹ), còn chỉ ra bất kể ngày nào cũng có ít nhất 2 tàu Mỹ hoạt động ở biển Đông và dự kiến tổng thời gian các tàu Mỹ ở khu vực này trong năm 2016 là hơn 1.000 ngày, nhiều hơn so với 700 ngày của năm 2015.

Giới phân tích nhận định những tuyên bố cứng rắn của Trung Quốc chỉ phơi bày thực tế rằng Bắc Kinh ngày càng lo ngại phán quyết của PCA sẽ giáng một đòn mạnh vào tham vọng “nuốt trọn” biển Đông của họ. Hơn nữa, theo tờ The New York Times, phán quyết này có thể biến vấn đề tranh chấp biển Đông thành một bài kiểm tra về sự tôn trọng của Bắc Kinh đối với luật pháp quốc tế và các thiết chế đa phương. “Trung Quốc không có quyền lựa chọn luật lệ để tuân thủ và càng không thể chỉ tuân thủ những luật lệ có lợi cho mình” - ông Bilahari Kausikan, đại sứ lưu động của Singapore, nhận định.

Điều dư luận quan tâm lúc này là Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao trước phán quyết và liệu có xảy ra đối đầu quân sự tại vùng biển huyết mạch với hoạt động giao thương quốc tế này hay không. Nhìn chung, có một số kịch bản được nhắc đến. Một là Bắc Kinh phớt lờ phán quyết, sức ép của cộng đồng quốc tế và tiếp tục hoạt động xây đảo nhân tạo phi pháp. Ngang ngược hơn, Trung Quốc sẽ đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông như một cách khẳng định chủ quyền sai trái. Nếu thấy phản ứng như thế chưa đủ mạnh, nước này có thể ra tay gây sức ép lên toàn bộ các điểm nóng của châu Á, như tăng cường tuần tra trên biển, trên không và mở rộng thăm dò dầu khí tại biển Hoa Đông để khiêu khích Nhật Bản. Liều lĩnh nhưng cũng nhiều rủi ro hơn là bước đi cải tạo bãi cạn Scarborough, đe dọa dẫn đến phản ứng mạnh của Mỹ.

Bất kỳ kịch bản nào, theo giới phân tích, cũng đẩy châu Á vào tình trạng căng thẳng hơn, nhất là khi Trung Quốc không chịu từ bỏ dã tâm độc chiếm các nguồn tài nguyên ở biển Đông. Tờ The Bangkok Post còn chỉ ra một yếu tố gây lo lắng khác. Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại, Bắc Kinh đang cần đến một sự kiện nào đó ở bên ngoài để chuyển hướng sự chú ý của người dân và leo thang căng thẳng ở biển Đông là một lựa chọn không tồi! Tuy nhiên, ông Paul S.Reichler, luật sư người Mỹ đóng vai trò trưởng nhóm cố vấn pháp lý cho chính phủ Philippines trong vụ kiện, cảnh báo Trung Quốc sẽ đối mặt sự phản đối của thêm nhiều nước khác nếu không chấp nhận phán quyết của PCA.

Châu Âu lên tiếng

Châu Âu cuối cùng cũng chịu lên tiếng mạnh mẽ hơn về vấn đề biển Đông giữa lúc Trung Quốc công khai lập trường coi thường phán quyết sắp tới của PCA.

Theo báo Nikkei, Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận về việc đưa ra tuyên bố thúc giục Trung Quốc tôn trọng kết quả vụ kiện. Đức và Pháp đang dẫn đầu nỗ lực này bất chấp phản đối của một số quốc gia Trung và Đông Âu đang nhận nhiều viện trợ của Trung Quốc. “Khi tòa án của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết, tranh chấp ở biển Đông không còn là vấn đề của riêng châu Á - Thái Bình Dương. Nó sẽ trở thành vấn đề toàn cầu, liên quan đến chuyện duy trì quy tắc và luật pháp quốc tế trên thế giới” - ông Volker Stanzel, cựu Đại sứ Đức tại Trung Quốc và Nhật, nhận định.

Việc Trung Quốc phớt lờ phán quyết sẽ có tác động rất lớn đối với châu Âu. Một quan chức an ninh châu Âu cho rằng việc để Bắc Kinh chà đạp lên phán quyết có thể tạo tiền lệ xấu cho các nước ở Trung Đông, châu Phi và những nơi khác noi theo. Ngoài ra, động thái này còn có thể khích lệ Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục có lập trường cứng rắn sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo