xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đình công lan rộng ở Ai Cập

Hoàng Phương

Chính phủ mới ở Ai Cập yêu cầu EU, Mỹ đóng băng tài sản một số cựu quan chức cấp cao dưới thời ông Hosni Mubarak nhưng không đề cập đến tổng thống bị lật đổ

Các bộ trưởng tài chính Liên hiệp châu Âu (EU) hôm 15-2 nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để bàn về yêu cầu đóng băng tài sản của một số cựu quan chức cấp cao dưới thời tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak.

 
Một nhà ngoại giao cao cấp tiết lộ với hãng tin AFP rằng khoảng 6 hoặc 7 cái tên sẽ được nhắc đến tại cuộc họp nhưng ông Mubarak không nằm trong số này. Quan chức này nói thêm rằng EU có thể sử dụng một công ước chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc làm cơ sở để đưa ra quyết định.
 
Trước thềm cuộc gặp, Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố: “Nếu có bất kỳ bằng chứng nào về hành vi sử dụng tài sản nhà nước trái phép, chúng tôi sẽ có hành động kiên quyết và nhanh chóng”.
 
Cuộc họp nói trên diễn ra sau khi nhà chức trách Ai Cập yêu cầu EU nói chung và 3 nước Anh, Pháp, Đức nói riêng phong tỏa tài khoản ngân hàng của các cựu quan chức Ai Cập.
 
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Pháp nói yêu cầu này không nhắc đến tài sản của ông Mubarak và các thành viên gia đình ông. Tương tự, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 14-2 xác nhận chính phủ mới ở Ai Cập cũng yêu cầu Washington đóng băng tài sản của các quan chức từng làm việc cho ông Mubarak nhưng không đề cập đến ông.
 
 
img
Công nhân một công ty dệt biểu tình đòi điều kiện làm việc tốt hơn ở thành phố Mansoura, Ai Cập hôm 14-2. Ảnh: Getty Images


Trong lúc này, các cuộc đình công tiếp tục lan rộng ở Ai Cập khi hàng ngàn công chức, từ cảnh sát, công nhân ngành giao thông công cộng cho đến nhân viên ngành ngân hàng và y tế phàn nàn về tình trạng giá cả leo thang, lương thấp và điều kiện làm việc kém.
 
Ngoài ra, theo hãng tin AFP, nhiều cuộc đình công cũng yêu cầu cách chức những quan chức bị cáo buộc tham nhũng và có quan hệ với ông Mubarak. Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập hôm 14-2 đã kêu gọi chấm dứt các cuộc đình công đang gây thêm thiệt hại đối với an ninh và kinh tế đất nước. Mặt khác, hội đồng này cảnh báo có thể họ mất kiên nhẫn và buộc phải có những hành động cứng rắn nếu đình công tiếp tục kéo dài.
 
Hãng tin Reuters nhận định rằng quân đội Ai Cập đang gặp khó khăn trong việc vừa khôi phục trật tự vừa giảm bớt những hoài nghi rằng họ không sẵn sàng từ bỏ quyền lực.
 
Hoài nghi này không phải không có cơ sở khi quân đội vẫn chưa đưa ra thời gian biểu cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng như cam kết mà chỉ nói rằng họ sẽ tạm thời điều hành đất nước trong khoảng 6 tháng.
 
Trong một động thái trấn an người biểu tình, nhà chức trách quân sự hôm 14-2 đã bổ nhiệm cựu thẩm phán Tarek el-Bishri làm người đứng đầu ủy ban đề xuất sửa đổi hiến pháp.
 
Cùng ngày, các tướng lĩnh quân đội đã gặp một số nhà hoạt động internet trẻ tuổi và cam kết tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp mới trong vòng 2 tháng tới.
Iran: Biểu tình ủng hộ Ai Cập và Tunisia
 
Biểu tình chống chính phủ ở Yemen và Bahrain
 

Hàng chục ngàn người thuộc phe đối lập ở Iran hôm 14-2 đã tập trung biểu tình ủng hộ cuộc nổi dậy tại Ai Cập và Tunisia. Đến đêm cùng ngày, các cuộc chống đối đã bớt gay gắt.

 
Một người đã bị bắn chết và một số người bị thương. Bên cạnh đó, theo hãng tin Reuters, một website đối lập đưa tin hàng chục người bị bắt khi tham gia các cuộc chống đối.
 
Cảnh sát đã xịt hơi cay để giải tán hàng ngàn người tuần hành về phía quảng trường Tehran. Đồng thời, ở thành phố Isfahan, người biểu tình đã xô xát với cảnh sát.
 
Một số người biểu tình ở Tehran hô vang “Tên độc tài phải chết” trong lúc biểu tình. Những người khác tuần hành trong yên lặng.
 
Ngoài ra, người ta còn so sánh giới lãnh đạo Iran với các nhà độc tài đã bị hạ bệ trong mấy tuần gần đây ở Tunis và Cairo.
 
Tổ chức Ân xá Thế giới đã lên án phản ứng của nhà cầm quyền. Bên cạnh đó, theo BBC, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bày tỏ sự ủng hộ kiên quyết đối với người biểu tình ở Tehran.
 
Trong khi đó, khoảng 3.000 người hôm 15-2 đã biểu tình ngày thứ 5 ở Yemen để đòi cải cách chính trị và hạ bệ Tổng thống Ali Abdullah Saleh thân Mỹ.
 
Cảnh sát xịt hơi cay và sử dụng dùi cui để giải tán nhưng người biểu tình – đa số là sinh viên và nhà hoạt động nhân quyền - vẫn tuần hành về phía trung tâm thủ đô Sanaa. Ở đó, cảnh sát và khoảng 2.000 người ủng hộ chính phủ tập trung sẵn.
 
Cùng ngày, lực lượng an ninh ở Bahrain đã xịt hơi cay và bắn đạn ghém vào những người dự lễ tang một người đàn ông tử vong trong cuộc chống đối đầu tiên ở vùng Vịnh.
 
Một người khác đã thiệt mạng và các cuộc biểu tình tiếp theo có dấu hiệu bùng nổ. 

Lục San

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo