xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Đòn thù” phong tỏa tài sản: Làm kẻ thù phá sản

NGÔ SINH

Thời thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã quyết định phải chiến đấu vì sự tồn vong của mình khi Mỹ cố bóp nghẹt và bần cùng hóa bằng các biện pháp cấm vận, trong đó có phong tỏa tài sản

Nhiều nhà sử học Mỹ nhất trí rằng một trong những sự kiện khiến Nhật Bản đi đến quyết định gây chiến ngay lập tức với Mỹ trong thế chiến thứ hai là lệnh cấm vận dầu mỏ của Mỹ vào năm 1941.

Theo một số học giả hàng đầu ở Mỹ, lệnh cấm vận này là hậu quả ngoài dự định từ sắc lệnh của Tổng thống Franklin D. Roosevelt ngày 25-7-1941 nhằm phong tỏa tất cả tài sản của Nhật ở Mỹ.

Kích động thay vì ngăn chặn

Vào thời điểm đó, cả tổng thống lẫn ngoại trưởng Mỹ đều không định tiến hành lệnh cấm vận dầu mỏ hoàn toàn thông qua lệnh đóng băng tài sản bởi vì họ đều nhận thức rằng điều đó có thể kích động Nhật tham chiến.

Thế nhưng, các quan chức diều hâu ở Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ đã tiến hành lệnh cấm vận dầu mỏ thực sự thông qua việc đóng băng về tài chính.

Một công trình nghiên cứu của học giả Michael Barnhart cho thấy việc đóng băng này và lệnh cấm vận dầu mỏ đã tác động đến các nhà lãnh đạo Nhật Bản lúc đó . Họ cho rằng nước này phải chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc.

 

Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt ký lời tuyên chiến chống lại Nhật Bản ngày 8-12-1941 sau khi Trân Châu Cảng bị tấn công Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt ký lời tuyên chiến chống lại Nhật Bản

ngày 8-12-1941 sau khi Trân Châu Cảng bị tấn công. Ảnh: AP

 

Nhà nghiên cứu Edward S. Miller, chuyên gia về tài chính quốc tế, nhấn mạnh chính sách trừng phạt kinh tế của chính quyền Tổng thống Roosevelt nhằm buộc Nhật phải hạn chế hành động gây hấn trên lục địa châu Á, thoạt đầu ở Trung Quốc và sau đó ở Đông Dương.

Theo ông Miller, Mỹ trừng phạt Nhật Bản bằng cách “cấm vận” và “làm phá sản” đất nước thù địch là 2 chiến lược khác nhau. Cuộc nghiên cứu của ông nhằm làm rõ lý luận: Mỹ theo đuổi chính sách tiến hành chiến tranh kinh tế để ngăn chặn cuộc xâm lược của Nhật bằng cách làm phá sản nền kinh tế nước này.

Ông khẳng định: “Hành động có tác dụng tàn phá nhất của người Mỹ đối với Nhật là đóng băng tài sản”. Tuy nhiên, nỗ lực của Mỹ nhằm đánh bại kẻ thù bằng chiêu “làm phá sản” đã khiến Nhật lao vào cuộc chiến mà ông Roosevelt vẫn hy vọng tránh được.

Theo website Hnet.org, Tổng thống Roosevelt đã có lúc có ý tưởng đóng băng tài chính đối với Nhật Bản khi Nhật xâm chiếm Trung Quốc vào tháng 7-1937. Tuy nhiên, chính quyền ông đã tiếp tục chủ yếu dựa vào các lệnh cấm vận mang tính răn đe một phần bởi vì các chuyên gia tài chính của Mỹ khi ấy không tin Nhật Bản có thể tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài do nước này thiếu ngoại tệ.

Tuy nhiên, Tổng thống Roosevelt đã quyết định tiến hành cuộc chiến tranh tài chính chống lại Nhật bằng cách chỉ định luật sư chống phe trục Dean Acheson làm trợ lý ngoại trưởng vào tháng 1-1941 và đề nghị một ủy ban phụ trách công tác đóng băng gồm các bộ trưởng ngoại giao, tài chính và tư pháp vào tháng 2 cùng năm.

Trong khi đó, Cơ quan Kiểm soát Kinh tế (ECA) điều nghiên các nguồn lực chiến lược của Nhật và đã đi đến kết luận rằng xăng dầu là yếu huyệt bậc nhất đối với đời sống kinh tế của Nhật và đặc biệt là đối với quân đội nước này, rằng nguồn cung cấp nhiên liệu từ Mỹ là không thể thay thế.

“Đóng băng đô la”

Thế rồi, chính quyền Tổng thống Roosevelt đã chuyển sang động thái đóng băng về tài chính và tiếp đó là cấm vận dầu mỏ chống lại Tokyo. Sau đó, với tuyên bố nước Mỹ đang trong tình trạng khẩn cấp không giới hạn vào ngày 27-5 cùng năm, ông Roosevelt đã mở rộng lệnh đóng băng tài sản của cả châu Âu lúc đó đang chịu sự kiểm soát của phe trục và biện pháp đóng băng đang là vũ khí phòng thủ đã trở thành vũ khí tấn công.

Đối với luật sư Dean Acheson và một số quan chức Mỹ theo đường lối cứng rắn, ý tưởng đóng băng tài sản người Nhật ngày càng trở nên hấp dẫn bởi vì qua đó, xuất khẩu của Mỹ sang Nhật có thể giảm xuống bằng 0, bất chấp Nhật Bản đã có trong tay giấy phép mua xăng dầu của Mỹ.

Trước đó, Washington đã lên tiếng báo động vì tính đến tháng 6-1941, các công ty Nhật được phép mua 7,1 triệu thùng xăng, 21,9 triệu thùng dầu thô và 33.000 thùng nhớt, tổng cộng trị giá khoảng 50 triệu USD; điều đó có nghĩa là Nhật có thể mua xăng từ Mỹ một cách hợp pháp để sử dụng trong vòng 9 tháng và dầu thô sử dụng trong 32 tháng - tức là cho đến tận cuối năm 1943.

Phản ứng trước hành động chiếm đóng Đông Dương của quân đội Nhật, Tổng thống Roosevelt đã muốn áp đặt biện pháp “đóng băng đô la” nhắm đến mọi giao dịch với Nhật. Động thái này giúp Mỹ sau này có thể linh động quyết định cho phép Nhật nối lại giao thương đến mức nào căn cứ vào hành vi trong tương lai của nước này.

Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có chứng cứ cho thấy Tổng thống Roosevelt chấp nhận biện pháp “đóng băng đô la” của Nhật bởi vì đó là sức ép đè nặng lên ông hoặc bởi vì đó là chính sách mà ông mong muốn. Giống như nhiều điều bí ẩn khác, có thể là các nhà sử học không bao giờ tìm được lời giải đáp thỏa đáng cho vấn đề này.

Thế nhưng, cho dù dự định thực sự của Tổng thống Roosevelt là như thế nào đi nữa, lệnh đóng băng tài chính của ông đã kích động Nhật Bản thực hiện điều Mỹ đã cố ngăn chặn, đó là bành trướng về phía Nam.

Thậm chí tệ hại hơn, Nhật Bản còn xem tình trạng phá sản là mối đe dọa chết người, là cuộc tấn công nhằm vào sự tồn vong của dân tộc. Vì thế, giới lãnh đạo Nhật xem chiến tranh như một phương thức tự vệ trước người khổng lồ Mỹ đang cố bóp nghẹt và bần cùng hóa Nhật Bản.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, chính sách của người Mỹ đã phần nào đạt được mục tiêu là làm cho nước Nhật khốn khổ.

 

Giai đoạn tồi tệ

Trước khi Nhật tấn công vào Trân Châu Cảng (ngày 7-12-1941), không một cơ quan nào thuộc chính phủ Mỹ từng phân tích xem biện pháp phong tỏa tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản và nhân dân nước này ra sao. Chỉ sau khi chiến tranh ở Thái Bình Dương nổ ra, Cơ quan Chiến lược Mỹ mới biên soạn một công trình nghiên cứu mật dài 519 trang chủ yếu từ các thông tin trước chiến tranh. Phân tích tài liệu này, các nhà nghiên cứu đã ước tính điều kiện kinh tế của Nhật dưới tác động của lệnh phong tỏa tài sản trong khoảng thời gian 1942-1943. Theo đó, giảm 35%-40% hàng tiêu dùng nhập khẩu ở xã hội Nhật Bản vốn phụ thuộc vào thương mại đã hạ thấp mức sống của người Nhật. Điều kiện sống ở Nhật khi đó được so sánh với tình trạng của các gia đình nghèo đói ở các khu vực khốn khổ nhất nước Mỹ trong giai đoạn tồi tệ nhất thời đại suy thoái (cuối thập kỷ 1930 - giữa thập kỷ 1940).

 

Kỳ tới: Trừng trị các nhà độc tài

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo