Trong bối cảnh toàn cầu ấm dần lên, mối đe dọa của thời tiết nóng hơn trong tương lai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế Đông Nam Á. Nhiệt độ và độ ẩm cực đoan khiến người lao động làm việc chậm lại, có khuynh hướng phạm nhiều sơ suất hơn và nguy cơ chấn thương cũng gia tăng.
Cuối cùng, năng suất lao động tại những khu vực nóng hơn có thể sụt giảm và thực tế là điều này đang diễn ra.
Một nông dân ngoài cánh đồng ở tỉnh Đông Java - Indonesia Ảnh: REUTERS
Riêng ở Đông Nam Á, nhiệt độ được dự báo tăng đến 2 độ C vào giữa thế kỷ này, khiến năng suất lao động chịu tổn thất không nhỏ. Theo một số tính toán, Singapore có nguy cơ mất 25% năng suất lao động vào năm 2045, theo sau là Malaysia (24%), Indonesia (21%) và Philippines (16%). Với 1/3 dân số làm việc trong ngành nông nghiệp tại Philippines, Thái Lan và Indonesia, năng suất lao động sụt giảm khiến kinh tế những nước này lần lượt bị tổn thất 85 tỉ USD, 150 tỉ USD và 250 tỉ USD.
Tổ chức Lao động Quốc tế đã khuyến nghị một loạt biện pháp để giúp người lao động không bị stress nhiệt. Tuy nhiên, khi nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng, sẽ không có cách gì lấy lại được năng suất lao động đã mất. Đến năm 2030, kinh tế toàn cầu dự kiến thiệt hại hơn 2.000 tỉ USD do năng suất lao động sụt giảm.
Tại Đông Nam Á, đòi hỏi cấp bách lúc này là tìm kiếm những giải pháp mới, hiệu quả và bền vững để đối phó stress nhiệt, nhất là tại những quốc gia có nhiều người làm việc ngoài trời.
Bình luận (0)