Trong khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố cả 2 nước đều không chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và sẽ hợp tác chặt chẽ để đối phó với tình hình.
“Quên các cuộc thảo luận về thương mại đi, ông Biden có mặt ở Đông Á để tháo ngòi nguy cơ xung đột vũ trang liên quan đến 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới” - tờ Time nhận định. Phó Tổng thống Mỹ được giao nhiệm vụ thuyết khách lần này một phần vì ông đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Có thể nói, ông Biden biết rõ chủ tịch Trung Quốc hơn bất cứ người Mỹ nào khác và hơn bất cứ nhà lãnh đạo nào. Người Mỹ không hề mong muốn vấn đề ADIZ làm cho chuyến đi của ông Biden trở nên u ám nhưng ông chắc chắn sẽ phải nêu lên sự không hài lòng của Washington trong cuộc hội đàm với chủ tịch Trung Quốc ngày 4-12. Đồng thời, chắc hẳn Chủ tịch Tập Cận Bình cũng sẽ làm rõ lý do vì sao Trung Quốc lại thiết lập ADIZ trong thời điểm này.
Tuy nhiên, thuyết phục Bắc Kinh và Tokyo không quấy nhiễu nhau là nhiệm vụ rất dễ thất bại, nhất là khi Mỹ đã hòa giọng với Nhật lên án mạnh mẽ ADIZ của Trung Quốc. Thậm chí, trước khi ông Biden lên đường, các quan chức Mỹ đã lặp lại cam kết về một liên minh an ninh lâu dài với Tokyo khi người Nhật kêu gọi quân đội Mỹ bảo vệ nước này trong trường hợp bị tấn công.
Bình luận (0)