xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Núi Phú Sĩ đe dọa “thức giấc”

GIA HÒA

Một khi phun trào trở lại, núi Phú Sĩ ở Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến 400.000 người và gây thiệt hại hơn 30 tỉ USD

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng các áp lực địa chất ngày một mạnh hơn trong thời gian qua khiến núi Phú Sĩ, nằm trên đảo Honshu và cách Tokyo 100 km về phía Tây Nam, nhiều khả năng “thức dậy” và phun trào mạnh hơn cả lần gần đây nhất hơn 300 năm trước.

Áp lực cao bất thường

Viện Nghiên cứu Quốc gia về trái đất và phòng chống thiên tai Nhật Bản mới đây đưa ra cảnh báo rằng trận động đất mạnh 9 độ Richter hồi năm 2011, xảy ra ngoài thềm đại dương của Nhật Bản, kết hợp với một cơn dư chấn mới đây gần Phú Sĩ đang tạo áp lực cực lớn lên bầu magma của núi lửa.
 
Các nhà khoa học tiết lộ áp lực hiện nay lên Phú Sĩ cao gấp 16 lần mức bình thường. Hãng tin Kyodo cho rằng đây là một con số “đáng sợ”, song hiện nó chưa có bất cứ dấu hiệu phun trào nào.
 
Chính phủ Nhật Bản dự báo một vụ phun trào của Phú Sĩ sẽ ảnh hướng đến hơn 400.000 người dân và gây thiệt hại vật chất lên đến 31,25 tỉ USD. Ngoài ra, tro bụi của núi lửa có thể vươn xa hơn 100 km, đủ sức lan tới Tokyo và có thể khiến thành phố bị đình trệ trong nhiều tháng. Tuy nhiên, những dự báo này không làm chùn bước hàng ngàn du khách đến tham quan núi Phú Sĩ mùa hè vừa qua. 
 
img
Du khách chinh phục núi Phú Sĩ . Ảnh: MAINICHI

Từ lâu, núi Phú Sĩ vẫn được phân loại là ngọn núi lửa đang hoạt động. Lần cuối cùng ngọn núi này phun trào là vào tháng 12-1707, kéo dài hơn 2 tuần và phun trào 800 triệu m3 tro bụi. Khi ấy, ở xa như thành phố Kawasaki vẫn bị phủ một lớp tro dày đến 5 cm, cây cối rụng hết lá, ruộng đồng xác xơ và làng mạc như không còn sự sống. 

Thiệt hại nghiêm trọng

Nhiều báo cáo ước tính trước những thiệt hại cho hoạt động dân sự và sản xuất nếu núi Phú Sĩ phun trào, như: sẽ có 12 triệu người bị các bệnh về đường hô hấp, khoảng 3.800 ô tô bị vỡ kính, khoảng từ 280 đến 700 căn nhà sẽ bị phá hủy một phần hay hoàn toàn, tầm 70.000 km đường bộ bị ảnh hưởng (xe cộ dồn ứ vì hạn chế tầm nhìn hay tai nạn), 14.600 km đường bộ hoàn toàn không sử dụng và 1.800 km đường sắt gặp trắc trở, 1.900 km2 rừng bị thiệt hại và 700 km2 khác bị mất trắng, 20 triệu người bị ảnh hưởng về nguồn nước sinh hoạt, ngành du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu núi Phú Sĩ phun trào, sẽ có đến 6,13 triệu m3 tro rơi xuống các khu dân cư tỉnh Yamanashi và các vùng lân cận. Để thu dọn hết số tro này, người ta phải dùng đến 705.000 chuyến xe tải loại tải trọng 10 tấn. Đường sá cũng hứng chịu một khối lượng tro khổng lồ đến 1,62 triệu m3 và cần đến 187.000 chuyến xe tải tương tự.

Eisuke Fujita, nhà nghiên cứu núi động đất, núi lửa thuộc Viện Nghiên cứu Quốc gia về trái đất và phòng chống thiên tai, cho biết: “Chính phủ cần có sự chuẩn bị cho cơn ác mộng đó nếu không may xảy ra”.
 
Quan chức địa phương ở các khu vực nằm trong vùng bị ảnh hưởng như tỉnh Kanagawa, Yamanashi, Shizuoka đã lên kế hoạch chi tiết cho việc sơ tán người dân, trong đó có du khách tại núi Phú Sĩ. Dự án xây dựng trại lánh nạn cũng sẽ bắt đầu được khởi động vào tháng 4-2013 sau khi các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Ryukyu dự báo núi lửa chắc chắn sẽ phun trào trong vòng 3 năm tới .
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo