Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng các áp lực địa chất ngày một mạnh hơn trong thời gian qua khiến núi Phú Sĩ, nằm trên đảo Honshu và cách Tokyo 100 km về phía Tây Nam, nhiều khả năng “thức dậy” và phun trào mạnh hơn cả lần gần đây nhất hơn 300 năm trước.
Áp lực cao bất thường
Từ lâu, núi Phú Sĩ vẫn được phân loại là ngọn núi lửa đang hoạt động. Lần cuối cùng ngọn núi này phun trào là vào tháng 12-1707, kéo dài hơn 2 tuần và phun trào 800 triệu m3 tro bụi. Khi ấy, ở xa như thành phố Kawasaki vẫn bị phủ một lớp tro dày đến 5 cm, cây cối rụng hết lá, ruộng đồng xác xơ và làng mạc như không còn sự sống.
Thiệt hại nghiêm trọng
Nhiều báo cáo ước tính trước những thiệt hại cho hoạt động dân sự và sản xuất nếu núi Phú Sĩ phun trào, như: sẽ có 12 triệu người bị các bệnh về đường hô hấp, khoảng 3.800 ô tô bị vỡ kính, khoảng từ 280 đến 700 căn nhà sẽ bị phá hủy một phần hay hoàn toàn, tầm 70.000 km đường bộ bị ảnh hưởng (xe cộ dồn ứ vì hạn chế tầm nhìn hay tai nạn), 14.600 km đường bộ hoàn toàn không sử dụng và 1.800 km đường sắt gặp trắc trở, 1.900 km2 rừng bị thiệt hại và 700 km2 khác bị mất trắng, 20 triệu người bị ảnh hưởng về nguồn nước sinh hoạt, ngành du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu núi Phú Sĩ phun trào, sẽ có đến 6,13 triệu m3 tro rơi xuống các khu dân cư tỉnh Yamanashi và các vùng lân cận. Để thu dọn hết số tro này, người ta phải dùng đến 705.000 chuyến xe tải loại tải trọng 10 tấn. Đường sá cũng hứng chịu một khối lượng tro khổng lồ đến 1,62 triệu m3 và cần đến 187.000 chuyến xe tải tương tự.
Bình luận (0)