xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phóng viên ảnh huyền thoại Horst Faas qua đời

Bằng Vy (Theo AP)

(NLĐO) – Ông Horst Faas, phóng viên ảnh huyền thoại của AP, vừa qua đời ngày 10-5 ở Munich – Đức, thọ 79 tuổi. Ông từng là người đứng đầu bộ phận ảnh của AP tại Sài Gòn suốt 10 năm, bắt đầu từ năm 1962.

Hai lần đoạt giải Pulitzer năm 1965 và 1972, Faas là một trong những phóng viên ảnh huyền thoại nhất thế giới. Ông được biến đến nhiều nhất chính nhờ khoảng thời gian ghi nhận cuộc chiến tại Việt Nam. Không chỉ chụp ảnh về chiến sự Việt Nam, ông Faas còn tuyển dụng và đào tạo nhiều tay máy.
 
img
Ông Faas qua đời ở tuổi 79. Ảnh: AP
 
img
Tấm ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1965 của ông Faas:
Một người cha ôm xác con nhìn lên chiếc xe chở lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Đứa bé thiệt mạng khi quân VNCH tấn công du kích trong một ngôi làng gần biên giới Campuchia.
nh: AP
 
img
Tấm ảnh đoạt giải Pulitzer lần hai năm 1972: 
Lính Bangladesh tra tấn và giết 4 người tình nghi cộng tác với chiến binh Pakistan ở Dacca. Ảnh: AP
 
Là người Đức, ông Faas sinh năm 1933 ở Berlin, đầu quân cho AP từ năm 1956 và gắn bó với hãng tin này gần nửa thế kỷ. Năm 1960, ông bắt đầu nghiệp phóng viên ảnh chiến trường ở Congo rồi đến Algeria.
 
Năm 1962, ông đến Việt Nam khi chiến sự đang leo thang. Tháng 12-1967, ông bị thương rất nặng ở chân do trúng đạn từ súng phóng lựu tại Bù Đốp (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Nếu không nhờ một bác sĩ quân y trẻ của Mỹ, ông có thể đã chết vì mất máu.
 
Faas rời Sài Gòn năm 1970 và trở thành phóng viên ảnh cơ động ở châu Á cho AP, đóng quân chủ yếu ở Singapore. Năm 1972, ông đoạt giải Pulitzer lần hai cùng Michel Laurent với các tấm ảnh tra tấn và hành hình ở Bangladesh. Laurent sau đó trở thành phóng viên cuối cùng thiệt mạng trong cuộc chiến Việt Nam, chỉ hai ngày trước khi chiến tranh kết thúc ngày 30-4-1975.
 
img
Lính VNCH ngủ trên một xe chở quân của Mỹ trên đường về Cà Mau. Ảnh: Horst Faas/ AP
 
img
 Trực thăng Mỹ xả súng máy hỗ trợ cho lính VNCH tấn công quân du kích ở Tây Ninh. Ảnh: Horst Faas/AP
 
Sức khỏe ông yếu đi từ cuối năm 2008. Ông phải nhập viện trị bệnh về da hồi tháng 2-2008, sau đó phẫu thuật dạ dày. Những năm sau này, dù bị liệt nửa thân dưới nhưng ông vẫn ngồi xe lăn tham dự nhiều cuộc triển lãm ảnh và các sự kiện chuyên ngành khác ở châu Âu.
 
Năm 1976, Faas chuyển về sinh sống ở London với vai trò biên tập ảnh châu Âu cho AP. Ông nghỉ hưu năm 2004. Biên tập viên cấp cao của AP Kathleen Carroll nhận định: "Horst là một trong những tài năng lớn nhất thời chúng tôi, một phóng viên ảnh can đảm đã chụp được một số tấm hình bùng nổ nhất thế kỷ này. Ông ấy là một đồng nghiệp tuyệt vời và là một người bạn rộng lượng”.
 
img
Ông Faas ở chiến trường Việt Nam năm 1967. Ảnh: AP
 
Trong số cộng sự hàng đầu của ông tại Việt Nam, phải kể tới ông Huỳnh Thành Mỹ - phóng viên ảnh xuất thân từ nghề diễn viên. Năm 1965, ông Mỹ tử vong khi chụp ảnh chiến trường. Em trai ông Mỹ là nhiếp ảnh gia Huỳnh Công Út, nổi tiếng với cái tên Nick Út, cũng được ông Faas dẫn dắt. Nhiếp ảnh gia Nick Út đoạt giải Pulitzer năm 1972 với tấm ảnh biểu tượng “Em bé Napalm” chụp cô bé 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc bị cháy hết quần áo, chạy trốn bom Napalm ở Tây Ninh.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo