xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tỉ phú làm chính trị

NGÔ SINH

Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra từng được so sánh với cựu thủ tướng Ý Silvio Berlusconi khi luôn bị ám ảnh bởi những xung đột quyền lợi giữa chức vụ và nguồn lợi trong doanh nghiệp

Nói đến gia tộc Shinawatra ở Thái Lan, không thể bỏ qua doanh nhân tỉ phú Thaksin Shinawatra - ông trùm truyền thông, đang sống lưu vong ở Dubai để tránh đối mặt với những cáo buộc hình sự vì tham nhũng trong thời gian làm thủ tướng.

Quyền lực và tiền bạc

Khi Thaksin Shinawatra chào đời (ngày 26-7-1949), Shinawatra đã là một trong số các gia tộc giàu có và quyền thế nhất Chiang Mai, có mối quan hệ thân cận với hoàng gia, quân đội và bộ máy hành chính. Sau khi tốt nghiệp Học viện Cảnh sát, năm 1973, Thaksin gia nhập ngành cảnh sát rồi theo học tại ĐH Eastern Kentucky (Mỹ), lấy bằng thạc sĩ tư pháp tội phạm vào năm 1975.

Năm 1978, Thaksin nhận học vị tiến sĩ tư pháp tội phạm tại ĐH Sam Houston bang Texas - Mỹ. Năm 1987, ông ra khỏi ngành và thành lập Tập đoàn Truyền thông - Vi tính. Công ty Shinawatra Paging - một trong những thành viên của tập đoàn này - nay trở thành mạng lưới điện thoại di động lớn nhất Thái Lan - AIS.

 

Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra cùng các con. Từ trái sang: Paetongtarn, Pinthongta
và Panthongtae Ảnh: MATICHON.CO.TH

Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra cùng các con. Từ trái sang: Paetongtarn, Pinthongta

và Panthongtae Ảnh: MATICHON.CO.TH

 

Với tài sản ước tính 1,7 tỉ USD (tính đến tháng 7-2013), ông được tạp chí Forbes xếp thứ 10 trong số 50 người giàu nhất Thái Lan. Ông từng thổ lộ với tạp chí Forbes rằng nhà chức trách Thái Lan đã trả lại gần 1 tỉ USD trong số 2,3 tỉ USD trong tài sản bị đóng băng của ông.

Chính phủ của Thaksin trước đây luôn thường xuyên bị thử thách bởi những lý lẽ cho rằng ông lãnh đạo độc đoán, mị dân, tham nhũng, xung đột về quyền lợi, vi phạm quyền con người, hành xử không khéo léo, sử dụng quyền hành thái quá và có thái độ thù địch với báo chí.

Giống cựu thủ tướng Silvio Berlusconi của Ý, Thaksin luôn bị ám ảnh bởi những xung đột quyền lợi giữa chức vụ thủ tướng và nguồn lợi kếch xù trong doanh nghiệp. Ngày 19-9-2006, quân đội Hoàng gia Thái Lan đảo chính và lật đổ chính phủ trong lúc ông đang tham gia cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York - Mỹ.

Kênh truyền hình Russia Today nhận định: Nhiều khả năng quân đội đã bị thúc đẩy có hành động chống lại chính phủ Thaksin năm 2006 vì lúc đó ông ta đang thăng chức cho các tay chân trung thành và ra sức làm giảm sức mạnh về chính trị, kinh tế của quân đội.

Trong thời gian ông Thaksin làm thủ tướng, các nhà tư bản và chính khách giàu có giành giật kiểm soát các quyền lợi thương mại trong khi khẳng định bản thân họ chống lại các quan chức quân sự vốn được xem là đội ngũ bảo vệ chế độ quân chủ.

Phong cách lãnh đạo của Thaksin có thể đã được đánh giá là điều hành đất nước giống như một doanh nghiệp gia đình, làm cho ông trở thành một trong những người giàu nhất châu Á trong khi đang làm thủ tướng.

Ủng hộ và phản đối

Gia đình và giới thân cận trong chính trường của ông Thaksin đã cố chiếm độc quyền tất cả lĩnh vực kinh tế và nhà nước, đồng thời hành động như thể họ ở bên trên pháp luật vậy. Người ta có thể cho rằng ông Thaksin vẫn còn là vị thủ tướng trên thực tế mặc dù hiện là một người sống lưu vong kể từ năm 2008.

Các giới chức thuộc Đảng Pheu Thai cầm quyền của Thủ tướng Yingluck, em gái ông Thaksin, lâu nay đã thừa nhận với các cơ quan truyền thông nước ngoài rằng ông Thaksin - thường xuyên liên lạc với chính phủ ở Bangkok thông qua chương trình Skype và các dịch vụ nhắn tin khác - là người đề ra các đường lối của đảng và đưa ra những quyết sách về chính trị quan trọng nhất.

Ông Thaksin bị các bộ phận trong xã hội phản đối quyết liệt bởi có những quy tắc vi phạm chuẩn mực mà người dân Thái mong đợi ở các nhà lãnh đạo của họ, chủ yếu là do cố bám lấy quyền lực và tiếp tục chi phối chính quyền cũng như nền kinh tế bất chấp tình trạng lưu vong của mình. Vì lý do đó, sự đình chỉ các thủ tục dân chủ để tiệt trừ bè phái Thaksin dễ dàng được một bộ phận xã hội rộng lớn ở Thái Lan chấp nhận.

Trong khi đó, phe phái chính trị của ông Thaksin vẫn nỗ lực dẹp bỏ suy nghĩ rằng ông ta là kẻ đối địch của quốc vương - nhân vật có tầm ảnh hưởng hết sức to lớn đối với xã hội Thái, một trụ cột về đạo đức và là nhà lãnh đạo trung lập về mặt chính trị nhưng quyền lực không ai sánh bằng. Những người ủng hộ ông Thaksin thuộc hàng ngũ Mặt trận Thống nhất vì dân chủ chống độc tài (UDD) đến từ miền Bắc và Đông Bắc nông thôn - khu vực hưởng lợi nhất từ các chính sách dân túy cũng như chương trình y tế.

Nhìn chung, phe áo đỏ ủng hộ Thaksin nhận thức được những quyền lợi rõ ràng mà ông ta được thụ hưởng nhưng ít nhất họ vẫn được hưởng lợi thông qua các chính sách xã hội từ các chương trình chăm sóc y tế miễn phí, cho sinh viên vay tiền đi học và phân phối lại đất đai.

Theo báo The Independent, trong lúc phe chống đối ở Bangkok đã và đang đòi Thủ tướng Yingluck từ chức tuyên bố họ không bỏ cuộc thì phe áo đỏ - ủng hộ ông Thaksin và bà Yingluck - đồng lòng khẳng định họ sẽ chiến đấu đến cùng. Một số thủ lĩnh phe áo đỏ tuyên bố nếu như quân đội can thiệp và buộc bà Yingluck ra đi bằng cách tiến hành đảo chính - như đã từng xảy ra với ông Thaksin hồi năm 2006 - họ có thể thành lập chính phủ lưu vong.

Thậm chí, có nguồn tin quả quyết rằng phe áo đỏ cũng đã và đang tập luyện quân sự để chuẩn bị ứng phó với tình hình. Khi được hỏi về điều này, giới chức cao cấp bày tỏ rằng không thể biết được các thành viên thuộc phong trào này có thể đang làm những gì để bảo vệ gia đình Shinawatra.

 

Con trai ông Thaksin sẽ nối gót?

Panthongtae Shinawatra, có nickname Oak, là con trai cựu thủ tướng Thaksin. Năm nay 34 tuổi, anh đã là một người giàu có khi được thừa hưởng phần lớn tài sản từ Tập đoàn Shin - doanh nghiệp viễn thông của cha. Gia đình Panthongtae bán phần lớn cổ phần của Shin cho Công ty Temasek Holdings của Singapore vào năm 2006 và anh đồng sáng lập VoiceTV - chuyên về truyền hình trên mạng - cùng với em gái vào tháng 11-2009.

Báo Bangkok Post cho biết ông Thaksin đã từng có ý định chuẩn bị cho con trai bước vào chính trường Thái Lan với tư cách thành viên của Đảng Pheu Thai trong cuộc bầu cử năm 2015. Thời gian sau này, Oak tham gia chính trường nhiều hơn khi có mặt trong các hoạt động của Đảng Pheu Thai và đến nhiều khu vực khác nhau khắp đất nước để gặp gỡ những người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai gần đây. Anh cũng sử dụng trang Facebook để bình luận các vấn đề chính trị và phản công các quan điểm đối lập của Đảng Dân chủ.

 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 8-2

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo