xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiền lệ nguy hiểm

Phương Võ

Bạo lực chính trị có nguy cơ quay trở lại Thái Lan sau khi một dự luật ân xá gây tranh cãi của Đảng Pheu Thai cầm quyền vừa được thông qua tại hạ viện hôm 1-11.

Chỉ cần qua được ải thượng viện nữa, dự luật này sẽ chính thức có hiệu lực, từ đó có thể mở đường cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, một nhân vật gây chia rẽ sâu sắc, về nước. Điều đáng nói là dự luật này đang vấp phải sự phản đối của cả phe áo vàng chống Thaksin lẫn một số nhóm áo đỏ ủng hộ ông ta bởi không bên nào muốn tha thứ cho bên còn lại.

img
Khoảng 3.000 người biểu tình \tham gia cuộc phản đối do Đảng Dân chủ đối lập tổ chức vào ngày 2-11.
Ảnh: Bangkok Post

Phe áo vàng chỉ trích dự luật sẽ “xóa sạch mọi tội lỗi” của ông Thaksin, người đang sống lưu vong sau khi bị kết tội tham nhũng. Một số nhóm áo đỏ, nhất là Mặt trận Dân chủ thống nhất chống độc tài (UDD), cũng phản đối dự luật nhưng với lý do hoàn toàn khác. Họ lo ngại dự luật sẽ cản trở việc thực thi công lý đối với những người bị cáo buộc đứng đằng sau hành động trấn áp đẫm máu người áo đỏ biểu tình chống chính phủ hồi năm 2010, trong đó có cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Ông Pavin Chachavalpongpun, phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản), cho rằng UDD đang giận dữ khi chứng kiến Đảng Pheu Thai “leo lên xác của những người biểu tình áo đỏ để ông Thaksin có thể về nhà”.

Những người ủng hộ cũng có lý lẽ riêng. Họ biện hộ rằng dự luật sẽ cho phép nhấn nút “tái khởi động” chính trường Thái Lan. Khi đó, mọi hành động sai trái trong quá khứ sẽ được tha thứ với hy vọng chính trường có thể thoát khỏi vòng xoáy bất ổn thời gian qua. Tuy nhiên, tranh cãi là điều khó tránh khỏi bởi ông Thaksin được xem là người hưởng lợi nhiều nhất nếu dự luật có hiệu lực.

Sự phản đối nhìn thấy ngoài đường phố có thể chưa quá mạnh mẽ nhưng chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và Đảng Pheu Thai có nguy cơ đánh giá thấp phản ứng của công chúng đối với vấn đề gây tranh cãi nói trên. Theo báo The Nation, nỗ lực giữ khoảng cách của bà Yingluck cũng khó có thể thuyết phục được cử tri rằng bà không biết gì về những động cơ đằng sau dự luật, nhất là khi chúng có thể khiến đất nước thêm bất ổn.
 
img
Ngủ đêm tại căn cứ biểu tình ở Samsen, Bangkok. Ảnh: Bangkok Post

img
Ảnh: Bangkok Post
 
img
Người biểu tình xem tivi màn ảnh rộng. Ảnh: Bangkok Post 

Không những thế, Đảng Pheu Thai còn có thể đánh mất sự ủng hộ của một số nhóm áo đỏ từng đổ máu vì ông Thaksin. Ông Prinya Thaewanarumitkul, một giáo sư luật tại Đại học Thammasat, cảnh báo: “Pheu Thai đang có nguy cơ có thêm kẻ thù và đánh mất sự ủng hộ từ những đồng minh truyền thống nếu không biết lắng nghe”.

Một số nhà phân tích khác cho rằng dự luật còn đặt ra một tiền lệ nguy hiểm vào thời điểm Thái Lan đang tìm cách hàn gắn những rạn nứt chính trị khiến đất nước bất ổn trong nhiều năm qua. Sunai Phasuk, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Thái Lan, nhận định: “Dự luật cho thấy văn hóa miễn trừng phạt bám rễ ngày càng sâu vào xã hội Thái Lan. Bà Yingluck từng cam kết công lý cho những nạn nhân của làn sóng bạo lực năm 2010 nhưng vẫn chưa thực hiện được. Việc dự luật ân xá được thông qua ở hạ viện khiến nhiều người từng ủng hộ bà không khỏi có cảm giác bị phản bội”. Tương tự, ông Pavin lo ngại: “Nó có thể thiết lập một tiêu chuẩn mới trong nền chính trị Thái Lan, theo đó, nhà chức trách có thể giết người rồi thoát tội sau đó”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo