xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc cải cách sâu sắc, toàn diện

Hoàng Phương

Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh sẽ không diễn ra bất kỳ cải cách chính trị nào đe dọa đến sự lãnh đạo của mình

Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 (gọi tắt là hội nghị Trung ương 3) khai mạc tại Bắc Kinh từ ngày 9-11 và kéo dài 4 ngày.
img
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Lý Khắc Cường tại một cuộc họp hồi cuối tháng 10 Ảnh: Reuters

Kế hoạch 383

Hội nghị dự kiến tập trung hoạch định kinh tế cho thập kỷ tới tại Trung Quốc. Đài BBC cho biết những đề xuất dự kiến được thảo luận có tên gọi “kế hoạch 383”, tức gồm 3 nhóm cải cách, 8 lĩnh vực chủ chốt và 3 thành tựu.

Mục tiêu của 3 nhóm cải cách là mở cửa thị trường, kiện toàn chính phủ và cải cách doanh nghiệp để thúc đẩy sáng tạo. 8 lĩnh vực chủ chốt cần giải quyết là giảm bớt thủ tục hành chính, thúc đẩy cạnh tranh, cải tổ đất đai, mở cửa lĩnh vực ngân hàng, cải cách hệ thống tài chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy phát minh sáng tạo và mở cửa lĩnh vực dịch vụ. Những bước đi trên nhằm đạt được 3 thành tựu lớn: giảm bớt rào cản với nhà đầu tư nước ngoài và tăng cường sức cạnh tranh; thiết lập gói an sinh xã hội cơ bản; cho phép mua bán đất đai thuộc sở hữu tập thể.

Dù vậy, có những dấu hiệu cho thấy vấn đề chính trị cũng được bàn tại hội nghị. Vào cuối tháng 10, ông Du Chính Thanh, nhân vật thứ tư trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, nhận định những biện pháp cải cách sắp được thảo luận là “chưa từng có tiền lệ” còn Thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập về “những cải cách sâu sắc và toàn diện”. Tân Hoa Xã gần đây cũng đăng bài phân tích, trong đó nhận định một sự thay đổi về chính trị sẽ là thành tựu quan trọng tại hội nghị. Theo bài viết, việc hoàn thiện các chức năng của chính phủ sẽ là một bước đột phá dẫn dến những cải cách chính trị sâu rộng hơn.

Cải cách chính trị mức nào?

Ông Lý Thành, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc John Thornton thuộc Viện Brookings (Mỹ), nhận định: “Việc các nhà lãnh nói về cải cách toàn diện báo hiệu khả năng cải cách chính trị cũng được đề cập dù không nhiều. Tuy nhiên, cải cách chính trị ở Trung Quốc rất khác với những gì được định nghĩa ở phương Tây”. Theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), cải cách chính trị ở đại lục chủ yếu nhằm giúp chính phủ hoạt động hiệu quả và mạnh mẽ hơn.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhấn mạnh sẽ không diễn ra bất kỳ cải cách chính trị nào đe dọa đến sự lãnh đạo của mình. Trong bài viết đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo hôm 8-11, Viện Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung Quốc khẳng định những ai mong chờ vào “việc sao chép mù quáng hệ thống chính trị của phương Tây” sẽ phải thất vọng.

Ông Lý Thành Ngạn, giáo sư tại ĐH Bắc Kinh, nhận định: “Sẽ không thực tế nếu kỳ vọng giới lãnh đạo hiện nay có những cải cách chính trị lớn chỉ sau 1 năm nắm quyền. Trước mắt, những cải cách chính trị được bàn thảo lần này có thể bao gồm cải cách về tư pháp, cuộc chiến chống tham nhũng…”. Trong khi đó, ông Ngô Kính Liễn, nhà kinh tế học nổi tiếng, gợi ý: “Trung Quốc nên thúc đẩy cải cách chính trị tích cực và khôn ngoan trong lúc hoàn thành những cải cách kinh tế thị trường trong 10 năm tới. Đây nên là chủ đề các cải cách trong tương lai của nước này, ảnh hưởng đến sự thành bại của Trung Quốc và những lợi ích cơ bản của mọi người dân”.
Tập đoàn nhà nước thứ hai dính bê bối
 tham nhũng

Chiến dịch “nhổ cỏ tận gốc” nạn tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động đã được mở rộng sang ngành công nghiệp hàng hải nước này.

Đại diện Cosco Holdings Co Ltd, tập đoàn hàng hải lớn nhất Trung Quốc, mới đây xác nhận ông Từ Mẫn Kiệt, phó chủ tịch, đang bị điều tra tham nhũng. Ông Từ, một quan chức cấp cao với 30 năm kinh nghiệm, đã trở thành đối tượng tình nghi dính đến tham nhũng đầu tiên trong ngành vận tải đường biển. Tuy nhiên, Cosco, tập đoàn được điều hành bởi nhà nước Trung Quốc, khẳng định hoạt động của họ vẫn diễn ra bình thường và không bị tác động bởi cuộc điều tra. Vào tháng rồi, Cosco lại báo lỗ 171 triệu USD trong quý III/2013 sau 2 năm thua lỗ liên tiếp 2011 và 2012.

Cosco là tập đoàn nhà nước thứ hai của Trung Quốc bị dính bê bối tham nhũng. Trước đó, hồi tháng 8 và 9 năm nay, 5 quan chức cấp cao của Tổng Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc cũng bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Xuân Mai

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo