xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc trên đà cải cách

MỸ NHUNG

Những nội dung đổi mới cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng về phe cải cách

Ba ngày sau Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), tối 15-11, truyền thông nước này đồng loạt đăng tải bản kế hoạch cải cách chi tiết dài 20 trang với 60 trọng điểm.
 
Được đánh giá giàu tham vọng nhất trong vòng hơn 30 năm qua, các cải cách này mang sứ mệnh nới lỏng kiểm soát xã hội và lót đường cho một nền kinh tế tiêu dùng lấy thị trường tự do làm gốc. Theo ông Dương Vĩ Dân, Phó Giám đốc Văn phòng Lãnh đạo tài chính và kinh tế trung ương Trung Quốc, đây là một đột phá bởi nhấn mạnh yêu cầu lấy thị trường làm yếu tố dẫn dắt để cải thiện vai trò của chính phủ trong kinh tế.

img
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu bổ sung nhân sự cho Ủy ban Thường vụ QH và các ban của QH

Dưới cái tên chung “nền kinh tế đa sở hữu”, CPC hứa hẹn sẽ phá thế áp đảo của các tập đoàn quốc doanh, xóa bỏ kiểm soát giá cả, tăng khả năng chuyển đổi của đồng nhân dân tệ... Mục đích chính là chuyển từ tập trung đầu tư công nghiệp nặng sang các ngành dịch vụ. Một phần của bước chuyển này, Trung Quốc sẽ dành vai trò lớn hơn cho công ty tư nhân, kể cả cho thành lập ngân hàng tư nhân và cho công ty tư nhân có cổ phần trong những dự án nhà nước...

Bản kế hoạch còn đề ra nhiều thử nghiệm khác nhau, bao gồm hình thành thị trường cho phép nông dân sang nhượng đất đai, qua đó cải thiện thu nhập cho 650 triệu cư dân nông thôn đã bị gạt ra bên lề trong cuộc bùng nổ kinh tế trước đó.

Trong số các đổi mới về xã hội, được báo giới quốc tế chú ý nhất là nới lỏng chính sách 1 con và xóa bỏ các trại cải tạo lao động. Bên cạnh đó, các quy định hộ khẩu mới cho phép dân nông thôn “tự do sinh sống ở các thành phố nhỏ, nhập cư hạn chế ở các thành phố trung bình”, theo Tân Hoa . Song đường vào các thành phố lớn vẫn rất hẹp. Cũng trong đợt cải cách này, Trung Quốc thông báo kế hoạch cắt giảm quân số đang ở mức 2,3 triệu quân nhân hiện nay.

Kế hoạch cải cách này cho thấy ít ra trong lĩnh vực kinh tế, rõ ràng Chủ tịch Tập Cận Bình đứng về phe cải cách. Với việc đứng tên giải thích bản kế hoạch cũng như đặt chỉ tiêu “đạt được các kết quả quyết định” vào năm 2020, ông Tập cũng bổ sung kinh tế vào nền tảng quyền lực của mình sau khi gia tăng kiểm soát quân đội và an ninh trong nước.

Tuy nhiên, thử thách thật sự là liệu bộ máy của CPC có “nhiệt tình” cải cách hay không. “Phương hướng rất quan trọng. Nhưng con người và tốc độ thay đổi ảnh hưởng rất nhiều” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob Lew nhận định. Theo giới phân tích, các “nhóm lợi ích” - từ cấp chính quyền địa phương đến các công ty nhà nước - chắc chắn sẽ có phản ứng khi bị “giảm thiểu vai trò trong phân phối các nguồn lực”.

Dè dặt với nới lỏng chính sách 1 con

Chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc được áp dụng từ năm 1979, trong đó chỉ cho phép vợ chồng ở thành thị sinh 1 con và vợ chồng nông thôn sinh 2 con nếu đứa đầu là gái. Theo chính sách mới, nếu cả người chồng và vợ đều là con 1 thì họ được sinh con thứ 2.

Một số chuyên gia đã có phản ứng tích cực, cho rằng như thế sẽ bù đắp nhân lực cho dân số đang già nhanh của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng đắn đo vì sinh thêm con sẽ phải gánh thêm chi phí. Hơn nữa, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc thay đổi này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn nhân lực Trung Quốc trong 20 năm tới.
 
Huệ Bình
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo