xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc muốn đối đầu hơn đối thoại

Hoàng Phương

Các chuyên gia quốc tế nhận định việc Trung Quốc “dựa vào lịch sử” để đòi độc chiếm biển Đông là không thể chấp nhận được

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 vừa khép lại ở Singapore trong căng thẳng sau khi Trung Quốc hung hăng đáp trả mọi chỉ trích về những hành động khiêu khích trên biển Đông và Hoa Đông.

Các chuyên gia nhận định những cuộc khẩu chiến tại diễn đàn an ninh hàng đầu khu vực cho thấy một môi trường mang tính đối đầu nhiều hơn đang hình thành ở khu vực. Ông Rory Medcalf, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy (Úc), nói với báo Stars and Stripes: “Trung Quốc sẽ không thể kiểm soát tình trạng leo thang của mọi cuộc đối đầu xuất phát từ hành động gây hấn của họ trên biển. Bắc Kinh cũng không thể kiểm soát mọi cuộc chạm trán ngoại giao tại một diễn đàn quốc tế”.

Trước mắt, Nhật Bản không hề có ý định “chịu thua” Trung Quốc trong cuộc tranh cãi này. Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga hôm 2-6 chỉ trích việc tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, lên án bài phát biểu của Thủ tướng Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La.

Theo ông Suga, tướng Vương đã đưa ra những cáo buộc sai lầm và bôi nhọ Nhật Bản. Phái đoàn Nhật Bản tham dự hội nghị cũng phản ứng mạnh mẽ việc ông Vương gọi các bài phát biểu của ông Abe và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel là “khiêu khích Trung Quốc”.

 

Một tàu cá Việt Nam (trái) bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa hôm 29-5Ảnh: Reuters

Một tàu cá Việt Nam (trái) bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần quần đảo Hoàng Sa hôm 29-5

Ảnh: Reuters

 

Không chỉ Nhật, Mỹ mà cả Úc cũng vô cùng lo ngại trước những gì Trung Quốc đang làm tại các vùng biển trong khu vực. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc David Johnston hôm 2-6 cho biết ông ủng hộ quan điểm của người đồng cấp Mỹ, theo đó Trung Quốc có những hành động đơn phương gây bất ổn ở biển Đông.

Trả lời phỏng vấn báo Sydney Morning Herald, ông Johnston nhận định những hành động của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy yêu sách chủ quyền ở biển Đông không giúp ích gì cho khu vực. Ông cho biết: “Hành động đơn phương tuyên bố ranh giới trên biển là vô ích và đi sai đường”.

Theo hãng tin Bloomberg, chính phủ của Thủ tướng Tony Abbott đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quốc phòng để đối phó sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc.

Giáo sư Robert Ayson, chuyên gia nghiên cứu chiến lược tại Trường ĐH Victoria (New Zealand), lo ngại những tranh cãi sẽ gia tăng trong thời gian tới, nhất là khi Trung Quốc chưa cho thấy dấu hiệu chùn bước trong những đòi hỏi chủ quyền vô lý.

Chuyên gia Christian Le Mière của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) khẳng định việc Bắc Kinh dựa vào “lịch sử” để đòi độc chiếm biển Đông, như phát biểu của tướng Vương Quán Trung tại Đối thoại Shangri-La, là không thể chấp nhận được.

“Một nước không thể tuyên bố chủ quyền đối với những vùng biển rộng lớn chỉ vì họ tin rằng mình có quyền lợi lịch sử đối với chúng và vì tàu thuyền của họ đi lại ở đó từ lâu. Điều này sẽ gây ra sự hỗn loạn trong hệ thống quốc tế. Đó sẽ là một ý tưởng khủng khiếp” - ông chỉ trích. 

 

RIA rút bài viết xuyên tạc Việt Nam

Trên trang web của RIA Novosti ngày 2-6 không còn bài viết “Thỏa thuận Nga - Trung tốt hơn mọi tuyên bố” của nhà báo Dmitry Kosyrev - vốn vấp phải chỉ trích mạnh mẽ của dư luận vì có nội dung xuyên tạc lịch sử và vu khống Việt Nam.

Bài báo nói trên đăng ngày 19-5, trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thực hiện chuyến công du đến Trung Quốc. Bài báo có đoạn viết gây căm phẫn: “Trung Quốc có “Ukraine của mình”. Có điều, đó không phải một mà là hai - Philippines và Việt Nam. Trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây, hai nước này cũng đóng vai trò giống như Ukraine trong mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây nói chung”. Tác giả Kosyrev còn cố tình xuyên tạc lịch sử khi cho rằng 2.000 năm trước, “Việt Nam từng là một phần của Trung Quốc”.

Ngay sau khi bài viết được đăng tải, nhiều độc giả đã vào trang Facebook của hãng tin này phản bác. Đến nay, đã có hơn 130 bình luận về bài báo. Một độc giả tên Jung Soo In viết: “Tác giả ơi, làm ơn tôn trọng sự thật!”. “Làm bạn với Trung Quốc cần phải thận trọng” - chia sẻ của Zainaf Eric Piazza. Còn Nikolai Voronkov khẳng định: “Việt Nam đã và đang luôn là một quốc gia có chủ quyền”. Hay Svetlana Potapova nhận xét: “Thật là một sự khiêu khích dễ sợ chứ không phải là bài báo”.

Tham gia bình luận hôm 2-6, một độc giả tên Anton NC bày tỏ: “Tôi hy vọng sẽ có lời xin lỗi chính thức, không chỉ trước Việt Nam mà cả Bộ Ngoại giao Nga vì đã khiến mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga bị nghi ngờ. Các cơ quan báo chí phải hiểu rằng tự do có nghĩa là chuyên nghiệp, mang tính cạnh tranh và tinh thần trách nhiệm”.

Lục San

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo